Cảnh báo: Bố mẹ cho con nghịch điện thoại từ bé, nguy cơ trẻ mắc ung thư càng cao

18:55, Thứ hai 10/12/2018

( PHUNUTODAY ) - Những tưởng việc cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ càng sớm sẽ càng giúp trẻ phát triển tư duy, ngờ đâu lại khiến sức khỏe bào mòn dễ mắc ung thư khi trưởng thành.

Mới đây, Quỹ nghiên cứu Ung thư thế giới vừa dựa trên hồ sơ 200.000 người sinh sống khắp toàn cầu và các dữ liệu khác từ hơn 80 nghiên cứu khoa học trước đó đã chứng minh được rằng: “Tuổi thơ gắn liền với các thiết bị công nghệ đều liên quan đến ung thư vú, tuyến tiền liệt, đại tràng, gan, thận, tuyến tụy… khi trưởng thành”.

1457397067dienthoaididongungthutreem

Bằng chứng là trong 50 năm qua, tỷ lệ trẻ em cận thị từ 7,2% đã tăng lên gấp đôi 16,4%, đa phần do nhìn vào màn hình công nghệ thường xuyên.Không những thế, nghiên cứu còn cho thấy việc trẻ “tiêu thụ quá mức thụ động”, có nghĩa là chỉ ngồi ăn sau đó ôm chằm chằm vào thiết bị công nghệ mà không chịu vận động để thức ăn được tiêu hóa sẽ khiến nguy cơ béo phì tăng vọt.

Bởi theo một công trình đã công bố không lâu của Quỹ nghiên cứu Ung thư thế giới, béo phì liên quan mật thiết đến 12 loại ung thư chết người như: dạ dày, miệng – cổ họng, gan, buồng trứng, ruột, túi mật, thận, thực quản, tuyến tụy, tử cung, vú và tuyến tiền liệt. Với quá nhiều tác hại như thế, béo phì có khả năng trở thành nguyên nhân gây ung thư hàng đầu thế giới, nguy hiểm hơn cả thuốc lá.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng bức xạ từ điện thoại di động và các thiết bị như máy tính bảng có thể gây ra ung thư. Bạn có biết Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) đã xếp tần số vô tuyến (gồm cả những gì từ điện thoại di động) vào nhóm những tác nhân gây ung thư vào năm 2011. Đây là một tin khiến nhiều người, nhất là các bậc làm cha mẹ phải giật mình. Điện thoại di động đặc biệt có hại với trẻ nhỏ bởi bộ não của chúng hấp thụ bức xạ gấp nhiều lần so với người trưởng thành.

nhungtachaichetnguoicuaviecsudungdienthoaiqualau

Theo các chuyên gia, dành quá nhiều thời gian trên smartphone hoặc máy tính bảng cũng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề. Khi chơi các thiết bị công nghệ thông minh, cảm xúc của trẻ dễ bị tách ra, có rất nhiều trẻ bị mắc chứng bạo lực internet hoặc hành động không bình thường.

Chính vì vậy, để con trẻ của mình không trở thành “nạn nhân” mắc bệnh ung thư thì cha mẹ cần nên tinh tế và lý trí trong việc dạy trẻ cũng như quản lý chặt chẽ việc sử dụng các thiết bị công nghệ. Đừng để những vật vô tri, vô giác ấy gây hại đến con mình nhé!

Các bậc phụ huynh nên làm gì?

Trước những tác hại khủng khiếp mà điện thoại di động có thể gây ra đối với trẻ nhỏ, các nhà khoa học khuyến cáo các bậc phụ huynh nên thực hiện những việc sau đây:

1. Đừng để con bạn dùng điện thoại di động hay bất kỳ một thiết bị không dây nào.

2. Hạn chế tối đa việc dùng điện thoại di động. Khi điện thoại đang bật, nó sẽ liên tục phát ra bức xạ, kể cả khi bạn không gọi điện, nên hãy tắt điện thoại đi nếu có thể.

3. Giảm thiểu hoặc ngừng sử dụng những thiết bị không dây khác. Cả điện thoại bàn di động cũng có thể là nguy cơ. Tốt nhất nên để máy chính ở cách xa bạn ít nhất ba căn phòng so với nơi bạn dành nhiều thời gian nhất, đặc biệt là phòng ngủ.

4. Không nên dùng điện thoại ở vùng sóng yếu, bởi sóng càng yếu thì điện thoại càng phải dùng nhiều năng lượng để truyền dẫn, từ đó sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn.

dung-dien-thoai-3

5. Tránh mang điện thoại trên người, không để điện thoại dưới gối hay gần đầu trong lúc ngủ. Để điện thoại trong áo lót hay túi ngực ở gần tim chính là tự tìm đến rắc rối, đàn ông để điện thoại trong túi quần cũng dễ gây vô sinh.

6. Nơi nguy hiểm nhất, nếu nói về việc tiếp xúc với bức xạ, là khoảng 15cm xung quanh ăng ten phát. Vì vậy, khi điện thoại đang bật, đừng để bộ phận nào tiếp xúc với khu vực đó.

7. Hạn chế dùng điện thoại ở nơi công cộng vì nhiều người rất nhạy cảm với trường điện từ, đặc biệt là trẻ nhỏ, chúng mỏng manh hơn ta rất nhiều.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc