(Phunutoday)- “Sao anh bệnh mà lại giấu em ?. Anh có biết làm thế mẹ con em rất buồn không ?”. Tiếng Hoài trách chồng vang lên đều đều trong phòng ngủ.
Ai cũng bảo Hoài hạnh phúc. Thì đấy cuộc sống nhà Hoài giờ hầu như chẳng thiếu thốn gì cả. Chồng hiền lành. Hai đứa con khôn ngoan, học giỏi. Nhà mặt phố lại nằm ngay tuyến đường sầm uất nhất nhì trong thành phố Hồ Chí Minh, gia đình Hoài ở tầng hai, còn nguyên tầng trệt rộng lại cho một công ty thuê để mở văn phòng đại diện.
Chồng làm giám đốc, nhà cho thuê, thu nhập mỗi tháng vài chục triệu đồng đủ cho cả gia đình trang trải thoải mái các nhu cầu của cuộc sống. Hoài cũng đẹp. Ai cũng công nhận thế, nhất là đi dự tiệc cùng chồng, các đối tác của chồng lúc nào cũng xoay quanh Hoài khen rằng chị rất đẹp, một vẻ đẹp mặn mà của người đàn bà đã ngoài 40 tuổi.
Ảnh minh họa |
Hạnh phúc thế, nhưng chỉ là bề ngoài thôi, chứ có ai nằm trong chăn đâu mà biết chăn có rận. Hoài chả buồn gì về chồng con, chỉ có mỗi một việc cuộc sống riêng của hai vợ chồng từ dạo cái Hương đi du học ở Australia xong, nhà chỉ còn mỗi thằng Lương ở nhà với bố mẹ, lại sinh ra lắm nỗi khó nói. Nhà rộng, sinh hoạt thoải mái nhưng mà Hoài buồn lắm. Chẳng biết anh Thắng có “bà này bà kia” hay không mà dạo gần một năm nay “khoản ấy” rất thất thường. Hay mình đã già thật rồi ?. Hay mình không biết cách làm cho anh ấy hạnh phúc ?. Hay còn vì nguyên nhân gì nữa ?.
Thắng làm giám đốc một công ty liên doanh, do công việc bận rộn nên chuyện về nhà thất thường đã trở thành chuyện cơm bữa. Lúc mới lấy nhau thì chỉ là vợ chồng son, hai vợ chồng còn hay nấu cơm ăn chung với nhau, nhớ lại những ngày tháng ấy, Hoài hạnh phúc lắm. Biết Thắng thích ăn món bún ốc, sáng Chủ Nhật, trong lúc Thắng còn đang say ngủ, Hoài đã dậy sớm, đạp xe ra chợ mua ốc và các loại nguyên liệu khác về làm món ăn yêu thích cho chồng.
Không chỉ Thắng thích được vợ nấu ăn mà ngay cả Hoài cũng rất thích công việc nội trợ, nói của đáng tội từ ngày làm vợ, Hoài ít khi để chồng ăn cơm bụi, thường thì chị nấu cho hai vợ chồng cùng ăn, có những món ăn khó thì cùng nghiền ngẫm, nấu xong cho chồng ăn trước rồi hỏi ý kiến xem anh ấy ăn ra sao để lần khác rút kinh nghiệm làm cho tốt hơn.
Sau khi sinh cái Hương, Thắng công việc bộn bề nên những bữa cơm trưa thường vắng bóng anh ở nhà, hai mẹ con Hoài ăn cơm ở nhà theo lệ, nhưng tối nào Thắng cũng về sớm, anh ân cần phụ vợ nấu nướng, không khí gia đình rất vui. Mà cũng đúng. Lúc ấy còn trẻ, “khoản ấy” hai vợ chồng đều cảm thấy hạnh phúc.
Sau 5 năm sinh cái Hương thì Hoài mang thai sinh thằng Lương, công việc nuôi con vất vả nhưng được cái nước da Hoài vẫn trắng hồng như thời con gái. Mà cũng từ lúc nhà có thêm con trai, “nếp tẻ” đủ cả thì “khoản ấy” anh Thắng lại sao nhãng khiến cho Hoài rất buồn. Chị không dám trách chồng, chỉ nghĩ rằng chắc tại anh làm việc vất vả nên mệt mà thôi.
“Sao anh bệnh mà lại giấu em ?. Anh có biết làm thế mẹ con em rất buồn không ?”. Tiếng Hoài trách chồng vang lên đều đều trong phòng ngủ. Chả là hồi tối, lúc Thắng đi làm về, chị mang quần áo của anh đi giặt. Lúc cho quần áo vào máy giặt, thình lình một xấp giấy gì đấy rơi ra khỏi túi quần của chồng. Hương bèn cầm lên, lật ra xem. Từ ngày lấy chồng, hai vợ chồng tin tưởng nhau nên chẳng việc gì hai người giấu nhau cả. Nhưng lần này thì khác, trên tay Hoài là giấy xét nghiệm của bệnh viện mà “bệnh nhân” không ai khác chính là người đàn ông yêu thương của Hoài. Trên tờ giấy xét nghiệm chình ình dòng chữ “di mộng tinh, cơ thể suy nhược”.
Thảo nào, đêm kia, trong lúc hai vợ chồng sắp “lâm trận” thì Thắng xuất ra trước… trong khi Hoài chưa kịp có cảm giác gì cả. Chuyện đó xảy ra vài lần, lúc đầu Hoài không để ý lắm, cứ tự nhủ rằng, chắc “lửa” anh ấy mạnh quá nên mới thế, chứ anh ấy mà có bệnh gì, đàn ông trai tráng, khoẻ mạnh thế mà.
“Anh cũng muốn thú nhận với em về chuyện đó, nhưng anh ngại em không thông cảm ?”, tiếng Thắng nhẹ nhàng nói vẻ như đã biết lỗi và đang cầu mong vợ giúp đỡ. Anh đang đinh ninh rằng Hoài sẽ bực mình và hét toáng lên, nhưng không, chị nhìn anh với ánh mắt thông cảm khó ngờ.
“Ai cũng có nỗi khổ riêng cả, nói nặng với anh thì chả khác nào đem chuyện gia đình “vạch áo cho người xem lưng. Anh đã điều trị ra sao ?”, Hoài khẩn khoản hỏi chồng. “Anh vẫn đang uống theo toa của bệnh viện nhưng xem ra chẳng đỡ chút nào”, Thắng thừa nhận. Hoài nói: “Phải chăng vì thế mà anh tránh em, đúng không ?”. Thắng không hồi đáp nhưng Hoài biết anh thừa nhận điều đó, mắt anh nhìn đăm đăm xuống nền nhà, một mặc cảm đàn ông dâng lên trong lòng. Đêm đó, cả nhà chìm trong không gian yên ắng.
Vị thầy lang tốt bụng
Cuối năm, Hoài về Nam Định thăm cha mẹ. Từ ngày lấy chồng, cứ gần cuối năm chị lại về thăm quê hương. Thắng bận mấy cái hợp đồng kinh doanh nên anh không theo vợ về quê được. Hai đứa con đều đang tuổi ăn tuổi học nên chúng cũng chẳng theo mẹ về thăm ông bà ngoại được, nhưng bù lại, mỗi đứa đều dúi vào tay mẹ một ít tiền gọi là “Nhờ mẹ, biếu số tiền này cho ông bà ngoại giùm tụi con”.
Hoài cảm động lắm, dẫu biết rằng số tiền ấy chẳng phải do chúng tự làm ra mà có được, cũng là tiền ba mẹ cho ăn sáng rồi chúng tích cóp mà thôi nhưng việc làm của con trẻ khiến chị rất vui, bất giác nước mắt trào ra. Thắng chuẩn bị vài chục triệu cho vợ ăn tiêu đi đường và về quê ông bà ngoại đi chơi với họ hàng. Anh không quên trao cho vợ hộp nhân sâm quý do một đối tác tặng cho anh khi công ty ký được hợp đồng lớn với họ.
Hoài định gạt đi, tính để nhân sâm ở lại nhà, nhưng Thắng nắm chặt tay vợ, anh nói: “Hoài ạ, bố mẹ già rồi, nên cũng chẳng sống được mấy nữa, vợ chồng chúng mình còn trẻ, cũng chẳng cần nhân sâm làm gì. Em cứ mang về cho ông bà ngoại dùng, gọi là quà tặng của hai vợ chồng biếu bố mẹ”.
Hoài hạnh phúc vì Thắng quan tâm đến cha mẹ vợ chẳng hề thua kém cha mẹ đẻ là mấy, chính sự công bằng này mà chị hạnh phúc vì đã yêu và lấy anh, dù rằng bạn bè Hoài ai cũng giảy nảy: “Mày trẻ thế mà lấy ông Thắng á, già hơn mày những một giáp, lấy ông ấy không khéo người ta tưởng nhầm là hai bố con !”.
Về quê ngoại vui lắm. Hoài được các anh chị ở quê chở nhau đi thăm họ mạc nhà ngoại. Cảnh vật đổi mới sau mỗi một năm chị về. Quê Hoài giờ thay đổi nhiều lắm, nhà tầng mọc lên thay cho những ngôi nhà trệt, nhưng cảnh vườn tược vẫn thế, xanh tươi và mát mẻ, lại yên tĩnh nhẹ nhàng, chẳng bù với tiếng còi xe ồn ả ở chốn thị thành.
Ảnh minh họa |
Ở chơi vài ngày, thì có bác Hạo vốn là lương y sang thăm nhà bố mẹ Hoài. Hoài đon đả pha trà mời khách, tiếng bà Hạnh, mẹ Hoài vang lên se sẽ: “Cháu nó mới về thăm nhà, cả năm bận rộn chồng con, dịp này về nhà tôi bắt nó ở với chúng tôi một tháng hẵng vào lại miền Nam, mà bác xem, nó còn đang phân vân đấy”.
Ông Hạo hấp háy đôi mắt nhìn Hoài, ông giướng đôi mục kỉnh nhìn kỹ Hoài rồi nói: “Bác thấy cháu dạo này kém sắc đi đấy. Chắc là chuyện chồng con có vấn đề gì đây. Nhà chúng mày ăn ở ra sao, có hạnh phúc không ?”. Hoài tủm tỉm cười: “Dạ, nhà cháu cũng tốt. Vợ chồng vẫn bình thường. Anh Thắng bận suốt nên tụi cháu cũng chả mấy khi được về quê thăm ông bà cùng lúc”.
Chuyện trò rôm rả một lúc thì ông Hạo ra về, trước khi ra cổng, ông còn quay lại nói với Hoài: “Hôm nào rãnh, Hoài nhớ ghé nhà chơi với vợ chồng bác đấy nhé ?. Chớ có quên đấy”. Hoài đẩy xe ông Hào ra cửa, tiễn cho đến khi bóng ông khách già khuất ở sau cổng làng. Ở quê Hoài, giờ kinh tế khấm khá nên người già càng sống thọ hơn, hạnh phúc hơn.
Cao Ba Ba, bài thuốc thần diệu
“Bác nhìn mày thì cũng đoán ra được chồng mày có bệnh rồi đấy con ạ. Mày cứ giấu bác chứ bác làm thuốc bao năm mà sao lại không biết ra chồng mày có bệnh. Chuyện “yếu khoản ấy” của thằng Thắng thì bác không có cách chữa thần diệu lắm, nhưng có bài thuốc này thì hy vọng vợ chồng chúng mày về lại như xưa”, tiếng ông Hạo vang lên trên phòng khách.
Tối nay, Hoài y lời hẹn sang thăm ông Hoài, nhân tiện hỏi bác về chuyện khó nói của hai vợ chồng. Ông bác già thế mà tinh ra phết, biết tỏng tòng tong tự bao giờ. “Bài thuốc ấy gọi là Cao Miết Giáp, tức là chế biến từ mai của con ba ba ấy”, tiếng ông Hoài mào đầu câu chuyện. Hoài hỏi dồn dập như sợ ông Hoài lại lảng tránh sang chuyện khác: “Thế chế biến nó có khó khăn không bác ?”.
“Khó thì cũng không khó nhưng hơi cầu kỳ tí và nhẫn nại. Bác chỉ bảo nhé, nếu không nghe kịp thì mày lấy giấy viết ra viết lại để mà có cái mà thực hành, chứ không nghe rồi lại quên béng đi thì hỏng việc mất”, ông Hoài thật thà chỉ bảo cô cháu gái.
“Loại Cao Miết Giáp này có cách chế biến như sau: Bắt lấy một con ba ba với trọng lượng vừa phải. Dùng một con dao thật sắc chặt đầu con ba ba. Đun lấy một nồi nước thật sôi, thả con ba ba vào nồi nước sôi đun trong vòng 2 giờ đồng hồ. Kế đó, vớt con ba ba ra, dùng tay rỉa sạch thịt của nó, chỉ lấy cái mai của con ba ba, đem phơi cái mai này dưới ánh nắng cho thật khô.
Khi mai ba ba đã khô rồi, cháu lấy mai ngâm vào trong thứ tro bếp hoà với nước tạo thành một dạng bột sền sền, ngâm qua một đêm. Sáng dậy, lấy mai ra, dùng rượu rửa sạch mai ba ba. Lại phơi mai ba ba cho thật khô, khi mai đã khô nỏ rồi thì lấy chày ra đập mai thành những mảnh vụn. Cho các mảnh vụn mai ba ba vào trong nồi nước, nấu liên tục trong vòng một ngày, cô nước cho thật đặc tạo thành Cao Miết Giáp”.
Nhấp ngụm nước vối tươi, ông Hạo tiếp tục nói: “Thứ cao ba ba này dùng uống vô cùng bổ dưỡng. Cháu nhớ là, nên cho thằng Thắng uống trong khoảng từ 10gr đến 30gr mỗi lần dùng. Cao Ba Ba có vị mặn, tính hàn, không độc. Khi vào cơ thể, chất thuốc sẽ thâm nhập sâu vào 3 kinh Can (gan) – Tỳ (Lá Lách) – Phế (phổi).
Dùng thứ cao này lâu dài, nó sẽ có tác dụng bổ âm, trị nhức xương, ngừa lao lực quá độ, lao phổi cũng như bồi dưỡng cơ thể. Dùng thứ cao này còn có tác dụng sinh tinh lực, làm mạnh gân cốt và giúp thêm lửa trong “chuyện ấy”. Hoài nghe đến đâu mắt chị sáng rực ra tới đó, thế là cái chuyện khó nói của hai vợ chồng cũng đã đến lúc phân giải.
Chị giúi một ít tiền công vào tay ông Hạo nhưng ông lang già từ chối, ông gạt phắt: “Chuyện vợ chồng chúng mày nếu thành công thì bác tích thêm phước chứ tiền bạc mà không chữa lành bệnh phỏng có ích chi. Cứ về nhà, nhẩn nha mà chế cao, rồi cho chồng mày uống, khi nào nó khỏi thì hậu tạ bác sau”.
Hết một tháng về quê ngoại và cũng đã chế xong món Cao Miết Giáp, Hoài tạm biệt bố mẹ và ông lang Hạo rồi mua vé tàu về lại TP.HCM. Buổi tối, sau khi về đến nhà, Hoài thấy cả nhà tưng bừng đón chị đầu cổng. Thắng tranh thủ xách giỏ và túi xách cho vợ, mấy đứa con tíu tít hỏi chuyện mẹ rất nhiều.
Hoài chưa kịp nghỉ trên ghế bành trong phòng khách thì Thắng đã mang ra một ly nước cam vắt, anh khẽ mang đến cho Hoài: “Ba thằng Lương tranh thủ mẹ nó về nên làm đại món nước cam này, mẹ nó uống thử xem, nếu dở thì lần sau anh sẽ rút kinh nghiệm làm ngon hơn”.
Hoài cảm thấy ấm áp trong vòng tay trìu mến của chồng, chị hạnh phúc rất nhiều. Ly cam tươi toả mùi thơm phức. Khuya, trời Sài Gòn se se lạnh, Hoài định đi ủi quần áo cho Thắng, mai anh phải đi họp công ty. Cửa phòng giặt là vừa mở, Hoài đã nhìn thấy Thắng đang lúi húi tự ủi quần áo cho anh.
“Em chưa ngủ à ?. Anh tự ủi đồ để rãnh thời gian cho em ngủ”, Thắng gãi đầu phân trần với vợ. “Anh yêu, em có món quà này tặng anh, em định mai tặng nhưng nó thôi thúc em phải tặng ngay bây giờ”, tiếng Hoài thì thào như gió thoảng qua tai chồng. “Qùa gì thế em ?.
Khéo vẽ chuyện, vợ chồng có gì mà phải quà cáp”, Thắng nựng yêu vợ. Hoài kể cho chồng nghe về món quà đặc biệt của mình và khuyên chồng nên dùng thử. Từ ngày có Cao Miết Giáp, sinh hoạt của hai vợ chồng rất trơn tru và bền bĩ. Giờ họ chính thức là của nhau vừa tâm hồn vừa tình cảm. Thắng bất giác nhận ra rằng vợ anh, Hoài, là người phụ nữ tuyệt vời nhất mà anh đang có.
Nguyễn Thanh Hải