Trong những học trò của Khổng Tử có một người tên là Vương Tôn Giả, người nước Vệ. Mặc dù, Vương Tôn Giả là bậc đại phu của nước Vệ, chức vị cao nhưng vẫn bái Khổng Tử làm thầy.
Một lần Tôn Giả hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy! Con nghe có câu nói rằng: “Thà đi lấy lòng ông Công còn hơn lấy lòng Thần Áo”. Thầy thấy những lời này thế nào ạ?”
Thời xưa thờ Thần ở góc tây nam nhà gọi là Thần Áo. Đây cũng là chỗ tôn quý nhất khi cúng tế. Nhưng Thần Áo lại không phải là Thần chủ, mà ông Công tuy rằng được đặt ở chỗ thấp trong nhà nhưng lại là Thần chủ. Ngày nay không còn mấy người thờ Thần chủ nữa.
Câu nói của Vương Tôn Giả có ý rằng, việc chờ đợi Quân Vương đến bổ nhiệm chức vị, không bằng việc trước đó thông qua ông ta để được sự bổ nhiệm của triều đình.
Khổng Tử nghe xong câu hỏi của học trò liền nghiêm túc nói: “Nếu một người làm chuyện vi phạm Thiên lý, đắc tội với trời thì dù có hướng lên trời cầu khẩn như thế nào đi nữa cũng là không có tác dụng.”
Khổng Tử còn nói thêm rằng: “Người quân tử có đạo của mình, sẽ không đi lấy lòng Thần Áo và cũng không đi lấy lòng ông Công.”
Có một lần, Khổng Tử bị bệnh rất nặng, học trò Tử Lộ ở bên cạnh chăm sóc ngài suốt hơn một tháng liền, nửa bước cũng không rời khỏi. Tử Lộ thấy thầy ngày một gầy yếu đi, bệnh tình lại không thuyên giảm nên vô cùng lo lắng. Anh ta nghĩ rằng nếu chỉ dựa vào sức người thì sẽ không cứu được thầy mình, chỉ có thể dựa vào cầu khẩn sự phù hộ che chở của Thần linh.
Vì vậy, Tử Lộ liền xin thầy Khổng Tử cho phép mình thay thầy được hướng lên trời cầu nguyện. Khổng Tử nói: “Có đạo lý cầu Thần mà khiến cho người bệnh khỏi được sao?”
Tử Lộ nói: “Con từng nghe trong văn tế lễ của nhà Chu có câu: “Hướng về phía Thiên Thần cầu khẩn cho người!””
Khổng Tử nói: “Con không cần cầu khẩn cho ta nữa, ta đã tự mình cầu khẩn từ rất lâu rồi!”
Khổng Tử nhìn bộ dạng ngạc nhiên của học trò liền nói tiếp: “Cầu khẩn chân chính phải không có tạp niệm, hơn nữa còn phải phù hợp với ý chỉ của Trời, Đất và các chư Thần. Cũng chính là phải kính trọng các chư Thần, không làm chuyện vi phạm Thiên lý. Cho nên, ta mới nói rằng, bản thân mình đã cầu khẩn từ rất lâu rồi!”
Ngày hôm sau, quả thực bệnh tật của Khổng Tử biến mất như một kỳ tích.
Ở đời tốt nhất muốn an yên, tự tại suốt cuộc đời nên làm việc thiện và đừng làm việc trái luân thường đạo lý:
Ở đời ai cũng có mong muốn. Muốn dồi dào sức khoẻ, muốn có thế quyền để đảm đương trọng trách, muốn giàu sang phú quý, muốn học vấn cao, muốn gia đình yên ấm hạnh phúc, muốn nổi tiếng, muốn nhục dục...Tất cả những mong muốn đó đều rất chính đáng, rất tốt đẹp nếu không vượt quá “giới hạn” đạo lý biến thành tham vọng. Chúng ta có cuộc sống không bình an là do chúng ta nhận thức về cuộc sống không đúng, khiến cái nhìn của chúng ta về cuộc sống cũng trở nên không đúng và méo mó. Từ đó, chúng ta có lối sống không đúng, và gây những bất mãn triền miên.
Những người theo đuổi các hình thức tu khổ hạnh là những người chỉ biết đặt hi vọng vào kiếp sau, mong mỏi kiếp sau có được hạnh phúc. Những người này cho rằng các hình thức tu khổ hạnh sẽ là “chiếc vé” đưa họ tới một kiếp sống tốt đẹp hơn. Họ làm như vậy mà không nhận thấy rằng họ đã đánh mất đi cơ hội có được hạnh phúc, an lạc ngay trong kiếp này. Cầu sanh tịnh độ là điều đúng đắn, nhưng chúng ta còn phải tìm sự tịnh độ ngay trong hiện tại.
Đạo Phật để sống chứ không phải để cầu. Đạo Phật hướng dẫn chúng ta đi chứ không hứa hẹn đưa chúng ta đến đích. Chúng ta không thể tìm thấy bình yên, an lạc chỉ bằng cách cầu nguyện. Phải tự mình nỗ lực, luôn luôn phải trau dồi thân tâm và rèn luyện tu tập, cố sức xả bỏ những tâm niệm tham sân si. Khi muốn xả bỏ như vậy, chúng ta không những cần phải kiên trì, chịu đựng mà còn phải đầy đủ nghị lực để mạnh dạn dứt bỏ những thói hư, tật xấu, chứ không phải chỉ cần vào chùa cúng bái, cầu xin chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, trợ lực cứu khổ cứu nạn là sẽ được giải thoát khỏi các khổ đau, tai ương, bệnh tật. Bình an mà chúng ta tìm kiếm đang ở chính tại đây, và lúc này.