Đồng Xương công chúa nhan sắc kiều diễm, đa tài đa nghệ, vì phát hiện mẹ đẻ loạn luận với chồng mình, nàng uất ức mà chết, khép lại một kiếp hồng nhan bạc phận. Nàng sinh năm thứ ba Đại Trung Đường Tuyên Tông tức năm 849. Cha là Đường Ý Tông, mẹ là Quách thục phi được mệnh danh là “đệ nhất mỹ nữ thành Trường An”.
Nàng không chỉ được thừa hưởng nét đẹp của mẹ, tính cách lại vô cùng dịu dàng, ngoan hiền, đa tài đa nghệ, cầm kỳ thi họa đều tài, thêu thùa đan lát đều thạo.
Tương truyền, nàng có thể thêu được 3 ngàn con uyên ương, với hình thái vô cùng sinh động và đầy sắc màu trên một mặt gối có kích cỡ bình thường. Chính vì thế, nàng được Đường Ý Tông vô cùng cưng chiều và coi như báu vật và “phúc tinh” trong cung.
Tháng giêng năm thứ 10 Hàm Thông tức năm 869, sau khi chọn lựa gắt gao hoàng đế và hoàng phi đã quyết định gả Đồng Xương công chúa cho tân khoa tiến sĩ Vi Bảo Hoành. Để thể hiện tình yêu thương vô bờ dành cho con gái rượu, khi nàng xuất giá, Ý Tông hoàng đế chuẩn bị đầy đủ cho nàng được sống một cuộc sống cực kỳ xa hoa.
Đầu tiên, ông ban cho nàng rất nhiều châu báu, tương truyền số châu báu đó gần như đã vét sạch châu báu trong ngân khố quốc gia. Ngoài ra, Ý Tông hoàng đế vẫn lo sợ con gái cưng của mình không có tiền mặt tiêu, nên ban thêm cho nàng 500 vạn quan tiền mặt.
Để đáp ứng khẩu vị của công chúa, Đường Ý Tông đã lệnh cho đầu bếp của hoàng cung chuẩn bị rất nhiều sơn hào hải vị. Những vải vóc mà công chuá thường mặc cũng được chuẩn bị sẵn để nàng tiện may xiêm y. Việc đi lại được ban cho xe Thất Bảo. Món quà này e rằng ngay đến Thái Bình công chúa, An Lạc công chúa sống ở thời hưng thịnh nhất cũng khó mà mơ tới.
Sau khi kết hôn được một năm, một hôm đang giấc ngủ trưa công chúa Đồng Xương tự dưng mơ thấy một mỹ nhân nói rằng: “Ta là Phan Ngọc Nhi của Nam Tề, ta đến để lấy lại trâm cửu loan của ta”. Trâm cửu loan chính là một trang sức Đồng Xương công chúa thường dùng. Trên chiếc trâm có hình chín con phượng, mỗi con có một màu sắc và dáng vẻ hoàn toàn khác nhau và vô cùng sinh động. Trên thân cây trâm còn khắc hai chữ "Ngọc Nhi".
Khi tỉnh dậy, Đồng Xương công chúa cảm thấy kỳ lạ bèn kể câu chuyện với thị nữ của mình nhưng rồi câu chuyện cũng trôi vào quên lãng. Năm thứ 11 Hàm Thông tức năm 870, đột nhiên công chúa mắc bệnh hiểm nghèo. Hoàng thượng đau lòng cho triệu các danh y nổi tiếng trong thiên hạ đến trị bệnh cho công chúa. Nhưng kỳ lạ thay, sau khi bắt mạch tất cả đều lắc đầu không biết công chúa mắc phải bệnh gì. Tháng 8 cùng năm Đồng Xương công chúa qua đời khi đó mới được 21 tuổi và được truy phong là Vệ Quốc công chúa, thụy Văn Ý.
Lên quan đến cái chết của Đồng Xương công chúa có rất nhiều tương truyền. Có truyền thuyết nói rằng bệnh của công chúa do hồn ma của “Ngọc Nhi” bắt. “Ngọc Nhi” vốn là Phan thục phi Nam Tề, cây trâm cửu loan vốn là vật tuẫn táng theo nàng ấy khi về cửu tuyền. Chính vì thế, Đồng Xương công chúa không nên dùng nó. Sau khi công chúa qua đời, cây trâm cửu loan cũng thất lạc ở đâu không rõ tung tích.
Tháng 8 năm 870, Đồng Xương công chúa lâm bệnh qua đời. Ý Tông cảm thấy đau buồn và tức giận, đã cho giết Hàn lâm y quan Hàn Tông Thiệu và hơn 20 người khác do không tận tình cứu chữa cho công chúa; thân tộc của họ bị giam vào ngục ở Kinh Triệu. Tể tướng Lưu Chiêm và Kinh Triệu doãn Ôn Chương nghe tin đều dâng lời can gián, nhưng Ý Tông không nghe. Không lâu sau, Lưu Chiêm bị bãi làm Khang châu thứ sử rồi lại bị đày ra Hoan châu; và Ôn Chương bị bãi làm Chấn Chân tư mã, Ôn Chương uất ức tự vẫn. Các đại thần thân tín với Lưu Chiêm như Cao Tương, Dương Tri Chí, Ngụy Đương đều bị đày đến Lĩnh Nam do sự xúi giục của Vi Bảo Hành. Sau đó Bảo Hành còn hợp mưu với Lộ Nham hạ độc giết chết Lưu Chiêm.
Đầu năm 871, triều đình tổ chức lễ tang cho Đồng Xương công chúa, truy tặng là Vệ Quốc Văn Ý công chúa. Chi phí dùng cho buổi lễ này cực kì tốn kém, thể hiện sự xa xỉ tột cùng của Ý Tông. Do triều đình hỏa táng công chúa và đốt theo rất nhiều vàng bạc nên nhà họ Vi cũng thừa nước đục thả câu, tranh thủ kiếm chác được rất nhiều kim ngân còn sót lại từ trong đống tro tàn. Ý Tông còn dùng quần áo, phục sức mỗi loại 120 cái để chôn theo công chúa, còn cẩm tú, châu ngọc cùng nhiều vật dụng khác cũng nhiều vô kể, đến nỗi những người đứng cách xa 120 lí cũng nhìn thấy ánh sáng từ những vật dụng này chiếu vào mắt. Ý Tông còn ban 100 hộc rượu, bánh và 40 con thác đà cho nhà họ Vi.
Ý Tông cùng Quách Thục phi vô cùng thương nhớ công chúa nên đã hạ lệnh cho nhạc công sáng tác ra Thán bách niên khúc (歎百年曲) có âm điệu ai oán thê lương, cho nghệ sĩ biểu diễn. Số nghệ sĩ là hơn 100 người, được bố trí vàng bạc châu báu làm thủ sức, dùng một tấm lụa dài 800 thất làm thảm múa. Khi những người này ca múa xong thì vàng bạc rơi đầy bao phủ khắp cung điện
Sau này, Vi Bảo Hoành kêu oan với Ý Tông rằng do ngự ý bắt mạch không đúng, nên kê đơn bốc thuốc sai mới khiến công chúa thiệt mạng. Đường Ý Tông thương xót con gái nên đã nổi giận cho triệu hơn hai mươi ngự y đã từng chữa bệnh cho công chúa và tất cả hơn 300 người thân của họ tống giam trị tội.
Sau khi Đồng Xương công chúa chết, không lâu thì khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra. Mộ của nàng đã bị quân lính đào bới lấy hết vàng bạc châu báu, xác nàng cũng bị phơi trên mặt đất. Thương thay cho một kiếp hồng nhan tài hoa bạc mệnh.