Vị trí tốt nhất để trồng cây đinh lăng kích hoạt phong thủy
Cây đinh lăng không có một vẻ ngoài bắt mắt như những loại cây cảnh khác. Cây không ra hoa, chỉ có lá xanh quanh năm, tuy nhiên lá cây lại rất thẩm mỹ. Cây cũng không quá cao, không che khuất cửa nhà, vì thế gia chủ có thể trồng như hàng rào vì chiều cao phù hợp. Nhìn chung cây giúp đem lại không gian xanh mát, giúp cho gia chủ thư giãn và giảm stress rất hữu ích.
Hơn nữa, điểm nổi bật của cây đinh lăng đó là dễ trồng, hầu như không sâu bệnh, phát triển cực kỳ thích hợp với khí hậu khu vực nước ta.

Theo quan niệm dân gian, việc trồng cây đinh lăng trước nhà sẽ giúp gia đình chặn bớt luồng khí xấu, đồng thời nó còn thu hút nhiều lộc tài. Có đinh lăng trấn giữ rồi thì đảm bảo tiền của sẽ không bị thất thoát, ngoài ra, nó còn giúp gia đình hạn chế nhiều điềm xấu.
Theo phong thuỷ, vị trí tốt nhất nên trồng cây đinh lăng trước nhà là tuyệt đối không chắn ngang lối đi chính. Bạn nên trồng nó lệch sang một bên để chừa lối để thu hút vượng khí vào nhà. Không nên trồng cây dựa vào sát tường, thay vào đó, bạn hãy ưu tiên các vị trí hướng nắng vì đây vốn là một loài cây ưu nắng.
Cây đinh lăng là một nguồn năng lượng xanh nên nó đặc biệt tương hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Nếu như gia chủ thuộc mệnh này nên trồng nhiều cây đinh lăng để có thể tạo thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Một số tác dụng của cây đinh lăng trong đời sống
Trong y học, đinh lăng là một vị thuốc. Trong đời sống, cây đinh lăng còn là cây gia vị trong ẩm thực, nó là một loại rau thơm khá quen thuộc đối với chúng ta. Có thể ăn sống lá của cây đinh lăng kèm với một số món ăn khác.
Đinh lăng kho với cá cũng là một trong những món ngon dân dã, bổ dưỡng. Lá đinh lăng cũng được dùng để làm rau gia vị cho một số món canh hoặc xào, khiến cho các món ăn thêm hấp dẫn hơn.

Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu cho thấy được tính ưu việt để giúp con người chữa nhiều bệnh khác nhau của cây đinh lăng. Đinh lăng còn được ví von như một loại nhân sâm của người nghèo. Các bộ phận của cây đinh lăng cho từ thân, lá, cho đến rễ đều có thể chữa bệnh và phục hồi được rất nhiều căn bệnh thường gặp.
Lá đinh lăng có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, giúp chống mẩn ngứa, đắp vào mụn nhọt, chống dị ứng. Thân cây có thể dùng để chữa một số bệnh về xương khớp như đau lưng, mỏi gối, đau xương hoặcđau khớp, thấp khớp của người già. Rễ đinh lăng là một vị thuốc quý như nhân sâm, thường được ngâm rượu. Rễ cây thường được thu hoạch vào mùa đông và thường có tuổi từ 4 đến 5 tuổi trở lên. Như vậy, rễ đinh răng mới có chứa nhiều hợp chất tốt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, uống rễ đinh lăng cũng ở mức độ vừa phải, nếu uống quá nhiều đinh lăng có thể dễ gặp phải các tình trạng say, mệt mỏi và tiêu chảy.