Nhắc tới các loại cây cảnh phổ biến được nhiều người yêu thích, chúng ta không thể bỏ qua cây lưỡi hổ. Loại cây này được trồng trong nhà hoặc trước cửa nhà, trồng ở nơi làm việc để trang trí, mang lại không gian sinh hoạt tươi mát. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Qua nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng loại cây này có khả năng hấp thụ tốt tới hơn 100 loại khí độc, bao gồm cả formaldehyde.
Cây lưỡi hổ cũng là loại cây chiêu tài đón lộc trong phong thủy. Từ xa xưa, người ta cho rằng loại cây này có khả năng xua đuổi tà ma, đẩy lùi điềm xấu, thu hút tài lộc và năng lượng tốt đến với gia đình.
Theo quan niệm phong thủy, người hợp mệnh trồng cây lưỡi hổ sẽ có may mắn gấp bội.
Người mệnh nào hợp trồng cây lưỡi hổ?
Cây lưỡi hổ được xếp vào nhóm hợp mệnh Kim và mệnh Thổ do sở hữu các màu sắc tương sinh với hai mệnh này là xanh và vàng (lá xanh viền vàng). Vì vậy, người mệnh Kim và mệnh Thổ trồng cây kim tiền vừa có tác dụng trang trí nhà cửa, vừa có ý nghĩa tốt cho phong thủy, giúp xua đuổi những điều không hay, đem lại may mắn và tài lộc.
Trong đó, người mệnh Kim nên trồng cây lưỡi hổ trong dạng chậu có hình dáng thuôn, vuông hoặc chữ nhật. Mệnh này không nên trồng cây lưỡi hổ trong các loại chậu có hình dáng uốn lượn kiểu cách hoặc có góc nhọn.
Người mệnh Thổ nếu trồng cây lưỡi hổ, có thể lựa những loại chậu có góc nhọn, chậu chữ nhật, chậu vuông hoặc chậu hình thang; không nên chọn loại chậu thon dài.
Người thuộc các mệnh khác vẫn hoàn toàn có thể trồng cây lưỡi hổ với mục đích trang trí đơn thuần và như một loại cây cầu tài lộc trong nhà. Loại cây này vốn có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nên không có nhiều kiêng kỵ trong việc trồng trong nhà.

Vị trí trồng cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là loại cây dễ sống, không có yêu cầu nhiều trong quá trình chăm sóc. Nếu trồng cây này, để tốt cho phong thủy, gia chủ nên đặt ở hướng Đông hoặc hướng Đông Nam - những vị trí thuộc cung tài lộc. Ngoài ra, có thể trồng cây ở trước cổng, ở ban công, phòng khách...
Vị trí không trồng cây lưỡi hổ
Khi trồng cây lưỡi hổ trước nhà, hãy cân nhắc vị trí trồng sao cho gọn gàng, không làm chắn lối đi. Loại cây này có ý nghĩa chặn năng lượng xấu, thu hút tài lộc, may mắn nhưng trồng ở vị trí cản lối đi lại mang khả năng chặn năng lượng tốt vào nhà. Gia chủ có thể trồng cây lưỡi hổ ở hai bên cổng, vừa giúp làm đẹp bộ mặt của ngôi nhà, vừa không vướng lối đi. Tuyệt đối tránh trồng cây lưỡi hổ ở đối diện của ra vào vì có thể ngăn tiền tài vào nhà.
Lưu ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ
- Ánh sáng
Cây lưỡi hổ có thể sống trong nhà hoặc ngoài trời đều được. Tuy nhiên, vẫn nên để cây ở nơi có ánh sáng không quá gắt như cạnh cửa sổ để cây phát triển tốt nhất. Nếu trồng cây trong nhà, hãy đem cây ra ngoài "tắm nắng" từ 1-2 lần/tuần.
- Đất
Nên chọn loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng để trồng cây.
- Tưới nước
Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt, không cần tưới nhiều. Tùy vào điều kiện thời tiết để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Nên quan sát đất trước khi tưới cho cây. Nếu thấy đất khô hoàn toàn thì bổ sung thêm nước.
- Bón phân
Để cây mọc nhiều lá mới, sinh ra cây non, hãy bón phân NPK với tỉ lệ N để cây khỏe mạnh, kích kích quá trình sinh trưởng.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.