Cây lưỡi hổ thích 'ăn' 3 món này, vùi xuống đất là lá bóng mượt, chồi non lên ầm ầm

( PHUNUTODAY ) - Để cây lưỡi hổ lớn nhanh, lá bóng mượt và ra nhiều chồi non, bạn nên bổ sung 3 thứ này cho cây.

Cây lưỡi hổ không chỉ có giá trị làm cảnh mà còn có khả năng lọc không khí rất tốt. Đây là loại cây dễ trồng, chỉ cần thỉnh thoảng tưới nước và đem cây ra tắm nắng là được. Tất nhiên, để lá luôn xanh mướt và cây ra nhiều chồi mới thì bạn vẫn cần bổ sung một số chất cần thiết cho cây.

meo-trong-cay-luoi-ho-04

Cây lưỡi hổ thích đất tính kiềm, khoáng khí. Nếu trồng trong nhà, bạn có thể trộn đất phù sa với xơ dừa, mùn cưa, xỉ than và phân hữu cơ. Nếu đơn giản, có thể tìm mua đất dành cho xương rồng ở các tiệm cây cảnh, loại đất này thích hợp để trồng cây lưỡi hổ.

Trong quá trình trồng, để cây lưỡi hổ luôn xanh tươi, bạn có thể vùi những thứ này vào trong đất để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây.

3 loại phân bón cho cây lưỡi hổ

Vỏ quả óc chó

meo-trong-cay-luoi-ho-01

Óc chó là loại hạt bổ dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu mua óc chó còn nguyên vỏ thì sau khi tách phần hạt, bạn đừng vứt bỏ phần vỏ đi. Có thể tận dụng phần vỏ này để trồng cây lưỡi hổ.

Bạn chỉ cần lấy vỏ hạt óc chó lót dưới đáy chậu. Việc này sẽ giúp tăng khả năng thoát nước của đất, tránh tình trạng đất bị úng nước làm thối rễ cây.

Vỏ quả óc chó cũng chứa một số tinh dầu có lợi cho cây trồng. Bạn có thể giã nhỏ vỏ quả óc chó rồi trộn vào đất trồng cây lưỡi hổ để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Vỏ trứng

meo-trong-cay-luoi-ho-02

Vỏ trứng là nguyên liệu trồng hoa, cây cảnh rẻ tiền, có tác dụng tốt. Nó chứa nhiều khoáng chất giúp cây khỏe mạnh hơn.

Bạn có thể sử dụng vỏ trứng để bón cho cây lưỡi hổ.

Đầu tiên, bạn cần phải rửa sạch vỏ trứng để loại bỏ hết lòng trắng bám bên trong. Sau đó, phơi vỏ trứng cho khô rồi nghiền nhỏ và trộn vào đất. Cách này không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây mà còn giúp đất thoáng khí.

Bã đậu nành

meo-trong-cay-luoi-ho-03

Bã đậu nành có thể sử dụng làm phân bón cho nhiều loại cây trồng, trong đó có cây lưỡi hổ. Khi bạn làm sữa đậu nành hoặc làm đậu phụ, đừng vội vứt phần bã đi. Hãy giữ bã đậu nành để ủ làm phân bón cho cây.

Bạn có thể cho bã đậu nành vào trong một chiếc thùng, cho thêm ít vỏ cam, sữa chua hết hạn, vỏ chuối... rồi đậy kín thùng lại. Ủ trong khoảng 2 tháng là có thể sử dụng.

Khi dùng, hãy đào vài lỗ nhỏ xung quanh mép chậu. Đổ một ít phân bã hoai mục vào đó rồi lấp đất lên. Các chất dinh dưỡng sẽ từ từ hòa tan vào đất. Bộ rễ của cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng dần dần.

4 "không" khi trồng cây lưỡi hổ

Không nén chặt đất

Cây lưỡi hỗ thích đất thông thoáng khí, khả năng thoát nước tốt. Như đã nói ở trên, bạn có thể chọn đất có pha thêm xơ dừa, mùn cưa, xỉ than vào đất trồng để vừa tăng dinh dưỡng vừa tăng khả năng lưu thông không khí, thoát nước, giúp đất không bị nén chặt.

Không trồng ở nơi quá tối

Cây lưỡi hổ cần ánh sáng để sinh trưởng. Tuy nhiên, loại cây này có khả năng sinh tồn tốt. Nó có thể sống trong môi trường thiếu sáng. Dù vậy, đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng thì cây sẽ phát triển nhanh hơn, lá đẹp hơn. Do đó, hãy đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng như cạnh cửa sổ, ban công... 

Không đặt cây ở nơi quá lạnh

Cây lưỡi hổ thích môi trường ấm áp. Khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, cây có thể bị lụi tàn, giảm sức đề kháng và khả năng sinh sản. Do đó, nên để cây ở những nơi ấp áp, nhiệt độ khoảng 15-25 độ C.

Không tưới quá nhiều nước

Cây lưỡi hổ có khả năng chịu được môi trường khô hạn. Vì vậy, không cần tưới quá nhiều nước cho cây. Khi thấy đất khô thì có thể tưới nước. Bạn có thể chỉ cần tưới cho cây lưỡi hổ 1 lần/tuần. Vào mùa hè nắng nóng gay gắt, có thể tăng tần suất tưới cây lên 2-3 lần/tuần.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link