(Phunutoday) - Sồng A Vàng và Vàng A Páo – mỗi người gánh trên vai 2 án tử hình về hành vi mua bán trái phép chất ma túy do Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tuyên, hiện đang “tạm trú” tại trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh đếm ngược những giọt cát cuối cùng của chiếc đồng hồ thời gian và cầu mong thần linh ở bản Co Lóng xa xôi ban phép màu nhiệm, chở che, hoán đổi định mệnh của cha con lão, để cha con lão có dịp được trở về tạ tội với hồn cốt nơi chôn rau cắt rốn. Hình như khi đứng trước cái chết, con người ta đều muốn hoài vọng, muốn bay về với nguồn cội, cố hương, làm con ma trên chính quê hương mình. Vàng và Páo cũng vậy!
Cách đây gần 2 năm, vào trại tạm giam công an tỉnh Quảng Ninh, chờ đợi phán quyết cuối cùng của Chủ tịch nước về vận mệnh của mình sau phiên tòa phúc thẩm, Sồng A Vàng vẫn có thể nhìn được vạn vật xung quanh, vẫn có thể ngóng qua song cửa sắt tí tẹo, cơ hồ mong đợi nhìn thấy đứa con rể vàng ròng gầy đét, nhỏ thó cũng đang chờ đợi mòn mỏi quyết định ân xá của chủ tịch nước giống như mình. Ngóng mãi, ngóng hoài mà chẳng nhìn thấy con đâu.
Hai năm sau, đôi mắt Sồng A Vàng trở nên mù lòa vì tuổi tác, sức khỏe giảm sút và đôi chân bị liệt không thể đi lại được, nên có chăng dù con rể có đứng trước mặt, Vàng cũng bất lực chẳng thể nhìn được thằng con rể gầy béo ra sao, mặt mày tươi tỉnh hay ủ dột thế nào, chỉ có thể phán đoán, cảm nhận tâm tư của con thông qua giọng nói lúc bằng tiếng Kinh, khi thì tiếng Mông của nó. Cám cảnh hai cha con Vàng cùng vào trại, cùng cảnh thần chết gõ cửa bất cứ lúc nào, nên cả hai chỉ biết gắng động viên nhau chờ đợi sự khoan hồng của Nhà nước.
Cách nhau có bức tường ngăn cách ở khu giam đặc biệt dành cho những người mang án tử, Sồng A Vàng và Vàng A Páo có được nhìn thấy nhau bao giờ đâu.
Lần cuối cùng Vàng nhìn thấy Páo là ở phiên tòa phúc thẩm, cái thằng con rể gầy nhẳng khóc rấm rứt, suy sụp ngay sau khi tòa tuyên án, Vàng là bố vợ, cùng chung số phận, dù người nhũn ra như con chi chi, cũng cố gọi với theo “đừng tuyệt vọng, con ơi” trước khi Páo lên xe bít bùng trở về trại tạm giam trước lão. Vào trong trại rồi, cha con mỗi người một phòng giam riêng, chẳng bao giờ nhìn thấy mặt nhau, và niềm an ủi lớn nhất là được trò chuyện thì thầm to nhỏ với nhau, gần ngay đấy mà muôn trùng xa cách.
Có lần Vàng A Páo hỏi Sồng A Vàng: “Con rủ bố đi xách thuê ma túy, nên bố mới phải chết. Bố hận con không?”. Sồng A Vàng ngẫm nghĩ mãi, nói với đứa con rể dại dột, lúc đó tao đi xách hàng cho bọn chúng, cũng vì mình tham lam, được trả nhiều tiền nên ham, giờ giận hờn, trách cứ cũng chẳng để làm gì. Mình làm mình chịu thôi con ạ. Páo im lặng lâu lắm, hỏi gì cũng chẳng nói, chắc nó đang tự trách bản thân ham kiếm tiền và kéo theo cả người bố vợ vốn hiền lành, chân chất vào con đường tội lỗi.
Hai bố con Páo rủ rỉ rù rì thì thầm với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới bể, nhưng chủ đề cha con họ yêu thích nhất là mảnh đất Lóng Luông, Mai Châu, Hòa Bình – quê hương của cha con lão. Cũng lạ, trong tâm hồn lão già có vẻ lẩm cẩm, ngoài việc đồng áng, nương rẫy ra tưởng như chỉ có ngô, có lúa hóa ra cũng “nồng nàn” lắm. Lão say sưa trò chuyện với con rể về mảnh đất quê nghèo, ngoài trồng ngô và dăm ba gốc mận, chẳng biết trồng gì để vượt qua cơn đói. Giá như lão biết an phận, biết hài lòng với cuộc sống nghèo khổ về vật chất nhưng sum vầy, đủ đầy về tinh thần, có lẽ đời lão đã không bạc bẽo và phải trả cái giá quá đắt bằng cả sinh mệnh của mình thế này.
Rồi lão đột nhiên thốt lên, bảo nhớ nhà, nhớ đứa con gái hơn chục tuổi đầu quá, lão lại gào lên van xin được sống để có cơ hội trở về làm con ma mảnh đất Lóng Luông nghèo xác, được nuôi đứa con gái bé bỏng ăn học tử tế, không đi theo tấm gương tày liếp của ông bố khờ khạo. Nghe tiếng bố gào thét ở buồng giam bên cạnh, đứa con rể sát đó lại quýnh quáng cả lên, xì xụp tạ tội bố, xin bố tha lỗi vì đã kéo bố vào vòng lao lý cùng đường.
Vàng A Páo nghèn nghẹn, ngày xưa bố tin tưởng Páo là thằng biết nghĩ, chăm chỉ làm lụng, biết quan tâm tới người khác nên ông ưng cái bụng, đồng ý gả đứa con gái đầu lòng cho. Vợ chồng nó làm ăn chăm chỉ, ngoan ngoãn như con ong, cái kiến, chẳng hiểu lắt léo thế nào, con rể ông trở thành một mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy lớn nhất nhì cung Tây Bắc.
Con gái ông nào có biết chồng làm ăn gì đâu, chỉ quần quật ngoài nương cả ngày, lủ lì lù lì quá đâm ra không biết quản chồng, chồng ra cơ sự thì mọi chuyện đã rồi. Biết bố vợ là dân bản địa, thông thuôc địa hình, đặc biệt sinh sống lâu năm ở vùng Tây Bắc, Páo nhờ bố vợ xách hàng và dẫn mối tới địa điểm giao hàng.
Sau mỗi phi vụ làm ăn, Vàng được con rể chia cho món tiền kha khá. Lão ngù ngờ lắm, thấy tiền nhiều là sướng, chẳng bận tâm tiền ấy là thù lao của đợt làm ăn nào, chẳng bao giờ băn khoăn xách hàng gì mà được nhiều tiền khiếp thế. Đến khi công an bắt vì tội vận chuyển trái phép chất ma túy, lão ngớ người ra, hóa ra bấy lâu lão tiếp tay cho đứa con rể làm điều sai trái mà không hề hay biết. 4 lần vận chuyển, mua bán thứ hàng trắng chết người, trọng lượng đã mua 8,65 bánh, kiếm lãi từ việc chênh lệch giá là hơn 10 triệu đồng, bão ôm đầu nức nở: “10 triệu đồng với người nghèo như chúng tôi lớn lao lắm, nhưng để đánh đổi bằng tính mạng thật chẳng đáng. Sồng A Vàng ngu nên Sồng A Vàng chịu thôi”.
Lão nông khù khờ không biết chữ như Vàng không tính được với lượng heroin mua bán trót lọt kia, Vàng đã hại chết bao nhiêu sinh mạng người, phá nát bao nhiêu gia đình đang yên ấm và chà đạp lên bao nhiêu con người lầm lạc muốn trở về nẻo thiện. Lão khù khờ thật!
Còn Vàng A Páo thừa lọc lõi để biết mình đang đi vào con đường tội lỗi, nhưng cám dỗ của đồng tiền, vật chất với những món lợi nhuận có khi cả đời lầm ăn lương thiện y cũng chẳng thế nào có được, gã nhắm mắt làm liều. Và cái giá phải trả quá đắt cho những sai lầm và suy nghĩ nông cạn đó. Vào trại giam, gã nhớ quặn thắt ruột gan người vợ hiền tần tảo, nhớ đứa con lớn mới chập chững biết đi và đứa con thứ vẫn phải ẵm ngửa.
Nhà gã vốn đã nghèo xác xơ, nay thiếu đi bàn tay người đàn ông lại càng thêm nghiêng ngả vào mỗi mùa giông bão. Mang tiếng “làm ăn” kiếm được tiền, nhưng dự định sang sửa lại ngôi nhà, đôn nền nhà cao hơn, lợp lại mái nhà thay cho mái rơm mục nát cuối cùng vẫn chỉ dừng lại ở mức dự định. Páo ước ao có cơ hội được thực hiện những điều chưa trọn vẹn ấy, để mùa đông tới vợ con hắn không còn phải ôm nhau co ro chịu rét, phấp phỏng mái lá rơi xuống nền đất bất cứ lúc nào.
Hai cha con Páo cứ nhắc tới chuyện gia đình, nhắc về mảnh đất Lóng Luông, chẳng ai bảo ai, mỗi người lại tìm một góc tường, úp mặt vào đó khóc lóc thảm thiết.
Sau hai năm, nước mắt Páo và Vàng cạn rồi. Mắt Vàng giờ mù lòa rồi, chẳng còn khóc thương được nữa, nỗi nhớ chỉ biết gửi vào tâm tưởng, nhờ thần linh gửi tới Lóng Luông xa xôi. Còn Páo, những ngày sám hối phía sau song sắt khiến hắn sáng mắt, sáng lòng ra được nhiều điều. Hắn không khóc nữa, hắn còn phải động viên bố vợ hắn lạc quan, chờ đợi vào ân đức khoan hồng của pháp luật, của ông chủ tịch nước nữa.
Páo bảo, dù không được nhìn thấy bố, nhưng hàng ngày nghe giọng ông cũng khiến hắn yên tâm phần nào. Có đợt bố vợ hắn đau ốm, chân bị phù nề không đi lại được, cả ngày chẳng thấy ông nói năng gì, hắn vừa thương, vừa lo quay quắt không biết làm sao.
Bố vợ bệnh nặng phải chuyển sang khu y tế điều trị, lòng hắn bừng bừng như lửa đốt, vài hôm sau cán bộ quản giáo thông báo bố vợ hắn bị liệt rồi, chân không cử động và đi lại được. Hắn òa khóc như con trẻ. Một nỗi sợ hãi mơ hồ xâm chiếm trọn lòng gã, gã sợ bố gã sẽ chết ở trong 4 bức tường giam chật chội này, sợ bố không có cơ hội về với đại ngàn hoang sơ như nguyện ước của ông.
Hắn nghĩ con ma ở Lóng Luông sẽ bắt hồn vía bố vì tội lỗi của cha con hắn không thể dung thứ. Đến ngày bố hắn quay trở lại buồng giam riêng, cái phòng bé tẹo ngay sát phòng gã, nghe cái giọng lơ lớ, đục đục của bố vợ, hắn mừng rớt nước mắt, hắn reo lên như trẻ con vùng cao nhìn thấy điều kì thú từ dưới xuôi mang lên bản. Cha con hắn lại líu ríu, mừng mừng tủi tủi hàn huyên phía sau song sắt về gia đình, về bản Lóng Luông, về những thảm hoa ngũ sắc phất phơ dọc triền núi đan xen những thân ngô cong queo, vàng rượp.
Chiều muộn, gió lạo xạo, thê thiết khiến cảnh buồng giam riêng càng u ám, buồn buồn. Đôi mắt Sồng A Vàng mờ mờ, đục đục như có lớp sương giăng trắng bao quanh mắt nhìn ra ngoài trời hun hút gió. Lão thở dài, gọi vọng sang phía buồng giam bên kia, nơi có thằng con rể cũng đang nghêu ngao lảm nhảm về cái chiều lộng gió làm nó quay quắt nhớ cái gió Lóng Luông. Hai cha con lão tử tù thở dài, lặng im và chờ đợi một phép màu biết đâu sẽ tới.
Mộc Nhân
Cách đây gần 2 năm, vào trại tạm giam công an tỉnh Quảng Ninh, chờ đợi phán quyết cuối cùng của Chủ tịch nước về vận mệnh của mình sau phiên tòa phúc thẩm, Sồng A Vàng vẫn có thể nhìn được vạn vật xung quanh, vẫn có thể ngóng qua song cửa sắt tí tẹo, cơ hồ mong đợi nhìn thấy đứa con rể vàng ròng gầy đét, nhỏ thó cũng đang chờ đợi mòn mỏi quyết định ân xá của chủ tịch nước giống như mình. Ngóng mãi, ngóng hoài mà chẳng nhìn thấy con đâu.
Hai năm sau, đôi mắt Sồng A Vàng trở nên mù lòa vì tuổi tác, sức khỏe giảm sút và đôi chân bị liệt không thể đi lại được, nên có chăng dù con rể có đứng trước mặt, Vàng cũng bất lực chẳng thể nhìn được thằng con rể gầy béo ra sao, mặt mày tươi tỉnh hay ủ dột thế nào, chỉ có thể phán đoán, cảm nhận tâm tư của con thông qua giọng nói lúc bằng tiếng Kinh, khi thì tiếng Mông của nó. Cám cảnh hai cha con Vàng cùng vào trại, cùng cảnh thần chết gõ cửa bất cứ lúc nào, nên cả hai chỉ biết gắng động viên nhau chờ đợi sự khoan hồng của Nhà nước.
Cách nhau có bức tường ngăn cách ở khu giam đặc biệt dành cho những người mang án tử, Sồng A Vàng và Vàng A Páo có được nhìn thấy nhau bao giờ đâu.
Lần cuối cùng Vàng nhìn thấy Páo là ở phiên tòa phúc thẩm, cái thằng con rể gầy nhẳng khóc rấm rứt, suy sụp ngay sau khi tòa tuyên án, Vàng là bố vợ, cùng chung số phận, dù người nhũn ra như con chi chi, cũng cố gọi với theo “đừng tuyệt vọng, con ơi” trước khi Páo lên xe bít bùng trở về trại tạm giam trước lão. Vào trong trại rồi, cha con mỗi người một phòng giam riêng, chẳng bao giờ nhìn thấy mặt nhau, và niềm an ủi lớn nhất là được trò chuyện thì thầm to nhỏ với nhau, gần ngay đấy mà muôn trùng xa cách.
Có lần Vàng A Páo hỏi Sồng A Vàng: “Con rủ bố đi xách thuê ma túy, nên bố mới phải chết. Bố hận con không?”. Sồng A Vàng ngẫm nghĩ mãi, nói với đứa con rể dại dột, lúc đó tao đi xách hàng cho bọn chúng, cũng vì mình tham lam, được trả nhiều tiền nên ham, giờ giận hờn, trách cứ cũng chẳng để làm gì. Mình làm mình chịu thôi con ạ. Páo im lặng lâu lắm, hỏi gì cũng chẳng nói, chắc nó đang tự trách bản thân ham kiếm tiền và kéo theo cả người bố vợ vốn hiền lành, chân chất vào con đường tội lỗi.
Hai bố con Páo rủ rỉ rù rì thì thầm với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới bể, nhưng chủ đề cha con họ yêu thích nhất là mảnh đất Lóng Luông, Mai Châu, Hòa Bình – quê hương của cha con lão. Cũng lạ, trong tâm hồn lão già có vẻ lẩm cẩm, ngoài việc đồng áng, nương rẫy ra tưởng như chỉ có ngô, có lúa hóa ra cũng “nồng nàn” lắm. Lão say sưa trò chuyện với con rể về mảnh đất quê nghèo, ngoài trồng ngô và dăm ba gốc mận, chẳng biết trồng gì để vượt qua cơn đói. Giá như lão biết an phận, biết hài lòng với cuộc sống nghèo khổ về vật chất nhưng sum vầy, đủ đầy về tinh thần, có lẽ đời lão đã không bạc bẽo và phải trả cái giá quá đắt bằng cả sinh mệnh của mình thế này.
Rồi lão đột nhiên thốt lên, bảo nhớ nhà, nhớ đứa con gái hơn chục tuổi đầu quá, lão lại gào lên van xin được sống để có cơ hội trở về làm con ma mảnh đất Lóng Luông nghèo xác, được nuôi đứa con gái bé bỏng ăn học tử tế, không đi theo tấm gương tày liếp của ông bố khờ khạo. Nghe tiếng bố gào thét ở buồng giam bên cạnh, đứa con rể sát đó lại quýnh quáng cả lên, xì xụp tạ tội bố, xin bố tha lỗi vì đã kéo bố vào vòng lao lý cùng đường.
Vàng A Páo nghèn nghẹn, ngày xưa bố tin tưởng Páo là thằng biết nghĩ, chăm chỉ làm lụng, biết quan tâm tới người khác nên ông ưng cái bụng, đồng ý gả đứa con gái đầu lòng cho. Vợ chồng nó làm ăn chăm chỉ, ngoan ngoãn như con ong, cái kiến, chẳng hiểu lắt léo thế nào, con rể ông trở thành một mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy lớn nhất nhì cung Tây Bắc.
Con gái ông nào có biết chồng làm ăn gì đâu, chỉ quần quật ngoài nương cả ngày, lủ lì lù lì quá đâm ra không biết quản chồng, chồng ra cơ sự thì mọi chuyện đã rồi. Biết bố vợ là dân bản địa, thông thuôc địa hình, đặc biệt sinh sống lâu năm ở vùng Tây Bắc, Páo nhờ bố vợ xách hàng và dẫn mối tới địa điểm giao hàng.
Sau mỗi phi vụ làm ăn, Vàng được con rể chia cho món tiền kha khá. Lão ngù ngờ lắm, thấy tiền nhiều là sướng, chẳng bận tâm tiền ấy là thù lao của đợt làm ăn nào, chẳng bao giờ băn khoăn xách hàng gì mà được nhiều tiền khiếp thế. Đến khi công an bắt vì tội vận chuyển trái phép chất ma túy, lão ngớ người ra, hóa ra bấy lâu lão tiếp tay cho đứa con rể làm điều sai trái mà không hề hay biết. 4 lần vận chuyển, mua bán thứ hàng trắng chết người, trọng lượng đã mua 8,65 bánh, kiếm lãi từ việc chênh lệch giá là hơn 10 triệu đồng, bão ôm đầu nức nở: “10 triệu đồng với người nghèo như chúng tôi lớn lao lắm, nhưng để đánh đổi bằng tính mạng thật chẳng đáng. Sồng A Vàng ngu nên Sồng A Vàng chịu thôi”.
Lão nông khù khờ không biết chữ như Vàng không tính được với lượng heroin mua bán trót lọt kia, Vàng đã hại chết bao nhiêu sinh mạng người, phá nát bao nhiêu gia đình đang yên ấm và chà đạp lên bao nhiêu con người lầm lạc muốn trở về nẻo thiện. Lão khù khờ thật!
Còn Vàng A Páo thừa lọc lõi để biết mình đang đi vào con đường tội lỗi, nhưng cám dỗ của đồng tiền, vật chất với những món lợi nhuận có khi cả đời lầm ăn lương thiện y cũng chẳng thế nào có được, gã nhắm mắt làm liều. Và cái giá phải trả quá đắt cho những sai lầm và suy nghĩ nông cạn đó. Vào trại giam, gã nhớ quặn thắt ruột gan người vợ hiền tần tảo, nhớ đứa con lớn mới chập chững biết đi và đứa con thứ vẫn phải ẵm ngửa.
Nhà gã vốn đã nghèo xác xơ, nay thiếu đi bàn tay người đàn ông lại càng thêm nghiêng ngả vào mỗi mùa giông bão. Mang tiếng “làm ăn” kiếm được tiền, nhưng dự định sang sửa lại ngôi nhà, đôn nền nhà cao hơn, lợp lại mái nhà thay cho mái rơm mục nát cuối cùng vẫn chỉ dừng lại ở mức dự định. Páo ước ao có cơ hội được thực hiện những điều chưa trọn vẹn ấy, để mùa đông tới vợ con hắn không còn phải ôm nhau co ro chịu rét, phấp phỏng mái lá rơi xuống nền đất bất cứ lúc nào.
Hai cha con Páo cứ nhắc tới chuyện gia đình, nhắc về mảnh đất Lóng Luông, chẳng ai bảo ai, mỗi người lại tìm một góc tường, úp mặt vào đó khóc lóc thảm thiết.
Sau hai năm, nước mắt Páo và Vàng cạn rồi. Mắt Vàng giờ mù lòa rồi, chẳng còn khóc thương được nữa, nỗi nhớ chỉ biết gửi vào tâm tưởng, nhờ thần linh gửi tới Lóng Luông xa xôi. Còn Páo, những ngày sám hối phía sau song sắt khiến hắn sáng mắt, sáng lòng ra được nhiều điều. Hắn không khóc nữa, hắn còn phải động viên bố vợ hắn lạc quan, chờ đợi vào ân đức khoan hồng của pháp luật, của ông chủ tịch nước nữa.
Páo bảo, dù không được nhìn thấy bố, nhưng hàng ngày nghe giọng ông cũng khiến hắn yên tâm phần nào. Có đợt bố vợ hắn đau ốm, chân bị phù nề không đi lại được, cả ngày chẳng thấy ông nói năng gì, hắn vừa thương, vừa lo quay quắt không biết làm sao.
Bố vợ bệnh nặng phải chuyển sang khu y tế điều trị, lòng hắn bừng bừng như lửa đốt, vài hôm sau cán bộ quản giáo thông báo bố vợ hắn bị liệt rồi, chân không cử động và đi lại được. Hắn òa khóc như con trẻ. Một nỗi sợ hãi mơ hồ xâm chiếm trọn lòng gã, gã sợ bố gã sẽ chết ở trong 4 bức tường giam chật chội này, sợ bố không có cơ hội về với đại ngàn hoang sơ như nguyện ước của ông.
Hắn nghĩ con ma ở Lóng Luông sẽ bắt hồn vía bố vì tội lỗi của cha con hắn không thể dung thứ. Đến ngày bố hắn quay trở lại buồng giam riêng, cái phòng bé tẹo ngay sát phòng gã, nghe cái giọng lơ lớ, đục đục của bố vợ, hắn mừng rớt nước mắt, hắn reo lên như trẻ con vùng cao nhìn thấy điều kì thú từ dưới xuôi mang lên bản. Cha con hắn lại líu ríu, mừng mừng tủi tủi hàn huyên phía sau song sắt về gia đình, về bản Lóng Luông, về những thảm hoa ngũ sắc phất phơ dọc triền núi đan xen những thân ngô cong queo, vàng rượp.
Chiều muộn, gió lạo xạo, thê thiết khiến cảnh buồng giam riêng càng u ám, buồn buồn. Đôi mắt Sồng A Vàng mờ mờ, đục đục như có lớp sương giăng trắng bao quanh mắt nhìn ra ngoài trời hun hút gió. Lão thở dài, gọi vọng sang phía buồng giam bên kia, nơi có thằng con rể cũng đang nghêu ngao lảm nhảm về cái chiều lộng gió làm nó quay quắt nhớ cái gió Lóng Luông. Hai cha con lão tử tù thở dài, lặng im và chờ đợi một phép màu biết đâu sẽ tới.
Bố vợ và con rể chờ ngày tàn trong khám tử tù, một câu chuyện chỉ toàn những quắt quay còn lại ở hai người đàn ông đã bị ma túy ăn rỗng. Kết cục của những kẻ xách hàng thuê, gieo rắc cái chết trắng chẳng thể nào khác được. Có thể ông lão Vàng ngù ngờ không biết nhưng tôi không tin cậu con rể “lắm mưu nhiều kế” của ông lại không nhìn thấy bao tấm gương tày liếp của những tay anh chị liên quan tới ma túy đã phải chịu án “dựa cột” khi tiếp tay cho cơn bão ma túy tàn phá qua “siêu thị ma túy” Lóng Luông. Cái giật mình thon thót trông ngóng lẫn nhau của ông bố và cậu con rể nghe thật thê lương. Làm sao những thê lương ấy có thể chấm dứt nếu vẫn còn những kẻ hám lợi mà không màng tới hậu quả mà bản thân và xã hội sẽ phải gánh chịu? Tôi đã từng nhìn thấy Lóng Luông trong một ngày hoa mận nở trắng giữa mịt mù sương muối và chứng kiến đám trẻ con dắt trâu lũn cũn trở về trong một buổi chiều thật lạnh. Thanh bình đấy mà chất chứa không biết bao nhiêu bi kịch trong lòng… |
Mộc Nhân