Cha mẹ bất cẩn khiến con trai 2 tuổi ngã vào nồi lẩu bỏng nặng

09:20, Thứ năm 26/12/2019

( PHUNUTODAY ) - Bé trai 2 tuổi bị bỏng nước sôi vùng mặt, cổ, ngực - cẳng tay phải. Nguyên nhân là do bé ngã vào nồi nước sôi nên bị bỏng.

Khoa Ngoại và Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa tiếp nhận hai trường hợp trẻ nhỏ bị bỏng do nước sôi và bỏng do ngã vào nồi lẩu.

Trường hợp đầu tiên là bé N.B.M. (2 tuổi, trú tại Quảng Yên, Quảng Ninh). Gia đình cho biết, trong bữa ăn, bé không may bị ngã vào nồi nước sôi nên bỏng. Bé được xử trí cắt lọc, băng bó tại Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ rồi chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi ngày 24/12. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi vùng mặt, cổ, ngực, cánh - cẳng tay phải.

Bé được chẩn đoán bỏng nước sôi độ II - III vùng cằm, cổ, ngực, cánh cẳng tay phải diện tích 15%.

be-2-tuoi-nga-vao-noi-lau-03
Vết bỏng của hai bệnh nhi.

Vết bỏng của hai bệnh nhi.

Trường hợp thứ hai là bé D.K.D. (22 tháng tuổi, trú tại Bình Liêu, Quảng Ninh). Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân 2 bên. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị bỏng nhiệt độ II - III vùng lưng, mông, đùi - diện tích 19%.

Theo bác sĩ Đỗ Hoàng Việt, cả hai bệnh nhi bị bỏng 15-20%, cấp độ II - III, nguy cơ tổn thương nặng ở vùng mặt và cổ, cánh tay và vùng thân trước.

Đến thời điểm hiện tại, tình trạng của cả hai bệnh nhi đã tạm ổn định. Tuy nhiên, cả hai bé đều vẫn rất đau đớn, khả năng điều trị kéo dài.

Bác sĩ khuyến cáo, bỏng nước sôi thường gây tổn thương rất năng. Vì thế, người lớn cần đặc biệt chú ý, trông chừng trẻ bởi các bé rát hiếu động, có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào.

Trong trường hợp trẻ bị bỏng, công tác sơ cứu đóng vai trò rất quan trọng. Việc đầu tiên cần là nhanh chóng bộc lộ vị trí bỏng, dưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc chậu nước mát và sạch để làm giảm nhiệt độ, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và hạn chế tổn thương lan rộng. Bởi ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây ra tổn thương sâu và rộng.

Tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để làm mát. Cách làm này có thể gây tổn thương da, làm vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Không áp dụng các biện pháp truyền miệng như bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng, phun rượu lên vết bỏng để tránh nhiễm trùng, gia tăng tổn thương.

Sau khi đã sơ cứu, hãy đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc