Cha mẹ chỉ cần khắc cốt ghi tâm duy nhất điều này, con cái bạn sẽ hạnh phúc, giàu sang

( PHUNUTODAY ) - Người xưa có câu, đời người sướng hay khổ đều do số trời định đoạt, nhưng một phần trong số đó chính là cái đức cha mẹ, tổ tiên tu mà thành…

Người ta sống ở đời, nhất là những bậc làm cha làm mẹ thường nghĩ để lại cho con cháu của cải là giá trị nhất, vì thế cả đời họ đấu đá, tranh giành, mưu tính mà không hiểu rằng, tiền bạc có chất đầy như núi thì cũng hết. Chỉ có đức phúc cho mẹ tích cho là không bao giờ sợ hết.

Hãy cùng đọc câu chuyện sau:

Vào thời Đức Phật còn tại thế, vua Ba Tư Nặc có một nàng công chúa tên Thiện Quang. Công chúa lớn lên rất xinh đẹp đoan trang, được dân chúng yêu kính. Quốc vương kiêu hãnh nói: “Con được dân chúng yêu thích, nguyên nhân là vì cha làm quốc vương”.

Empty

Thiện Quang công chúa thưa rằng: “Là do nhân duyên phúc đức của con, không phải nguyên nhân vì phụ vương làm vua”.

Vua Ba Tư Nặc hỏi công chúa 3 lần, cả 3 lần công chúa đều trả lời như vậy. Vua cha tức giận, đem công chúa gả cho một người bần cùng, rồi nói: “Để xem là vì tự lực của con hay là bởi vì phụ vương là cha của con”.

Sau khi gả cho người nghèo này, cả hai vợ chồng công chúa làm lụng chăm chỉ, không lâu sau đã nhanh chóng phát tài, vợ chồng trở nên giàu có. Vua Ba Tư Nặc rất kinh ngạc, liền đến tìm hỏi Đức Phật.

Đức Phật nói: “Công chúa Thiện Quang trước đây vào thời Phật Ca Diếp trong quá khứ rất thích dùng đồ ăn cúng dường những người tu đạo. Chồng cô ấy ngăn trở cô, cô nói: ‘Thiếp đã phát tâm nguyện, xin đừng làm thiếp nhụt chí thoái tâm’. Chồng của cô liền đồng ý thuận theo cô ấy.

Bởi vì công chúa Thiện Quang cúng dường Phật trong quá khứ, nên cả đời này rất giàu sang, mà chồng cô ấy nguyên đã ngăn trở cô nên mới biến thành bần cùng, nhưng sau đó người chồng đã đồng thuận, nên khi gặp được công chúa Thiện Quang mới được phú quý”.

Vua Ba Tư Nặc nghe xong liền hiểu ra tất cả.

Empty

Thế mới thấy rằng, cha mẹ có để lại bạc vàng danh vọng thì cũng không có đức, chỉ cần tích đức, tích thiện để lại cho con cháu thì làm gì cũng may, cuộc đời ắt thuận lợi, may mắn.

Tích tồn tài vật, chi bằng hãy tồn trữ phúc báo. Vậy phúc báo tích trữ ra sao? Làm điều tốt thì tích phúc báo, nhường nhịn và chịu thiệt mà tích phúc báo,… đều là làm những việc mang lại ý nghĩa tốt cho người khác mà đắc được phúc báo.

Những người tu hành đã đắc đạo, họ an lạc, tự tại, thong dong giữa hai bờ sống chết, họ có thể tái sinh về bất cứ cõi giới nào họ muốn.

Còn chúng sanh mê muội, phàm phu tục tử đều phải tùy nghiệp mà thọ sanh, tức là sau khi chết, phải chịu sự dẫn dắt của nghiệp lực mà thọ sanh về cảnh giới thích ứng cho nghiệp mà mình đã gây tạo.

Trong Kinh Dịch giảng: Những nhà tích thiện, ắt có phúc đến; những nhà không tích nghiệp, ắt có họa đến. Tổ tiên chỉ cần tích đại đức, đời sau con cháu nhất định sẽ hưng vượng, giàu sang. Tổ tiên làm chuyện đại ác, chắc chắn sẽ mang họa cho hậu thế.

Thiện ác hữu báo là thiên lý đã ước chế con người từ ngàn đời nay. Vì vậy hãy nhớ làm thật nhiều điều thiện, năng giúp đỡ mọi người, có như vậy bạn nhất định sẽ gặp chuyện dữ hoá lành, nhận được nhiều điều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.

Mỹ đức mới là tài sản tinh thần quý giá nhất lưu lại cho đời sau. Nó giống như mặt trời mãi tỏa ánh quang huy chói lọi, liên tục không ngừng, thọ cùng trời đất.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link