Cha mẹ khôn ngoan sẽ làm sớm 5 việc này để con cái biết yêu thương gắn bó, tuổi già an lành

12:34, Thứ sáu 25/04/2025

( PHUNUTODAY ) - Nhiều cha mẹ khi về già đau xót ngỡ ngàng tại sao các con còn nhỏ, trong vòng tay bố mẹ thì yêu nhau mà càng lớn càng xa cách, thậm chí ghét nhau. Trong đó có lỗi của cha mẹ.

Trong mỗi gia đình có từ hai con trở lên, mong muốn lớn nhất của cha mẹ chính là thấy các con luôn biết yêu thương, gắn bó và sẻ chia cùng nhau. Đặc biệt khi bước vào tuổi xế chiều, niềm vui lớn lao nhất của cha mẹ không phải là vật chất, mà là được nhìn thấy các con đồng lòng, thấu hiểu và đoàn kết. Đó là cảm giác bình yên, là chỗ dựa tinh thần vững chắc khi cha mẹ không còn hiện diện bên cạnh.

Tuy nhiên, không ít gia đình phải chứng kiến cảnh con cái ganh ghét, so bì hay thậm chí xa lánh nhau chỉ vì hiểu lầm, sự thiên vị hoặc mâu thuẫn chưa được giải quyết từ khi còn nhỏ. Có những mối quan hệ anh chị em tưởng chừng gắn bó khi cha mẹ còn sống, nhưng rồi nhanh chóng rạn nứt và xa cách sau khi cha mẹ qua đời. 

Tuổi già cha mẹ vui vẻ khi thấy con cháu yêu thương nhau
Tuổi già cha mẹ vui vẻ khi thấy con cháu yêu thương nhau

Dưới đây là những lời khuyên mà cha mẹ có thể tham khảo nếu muốn con cái sau này luôn biết yêu thương và gắn bó với nhau:

1. Tuyệt đối không thiên vị con cái

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với tính cách, khả năng và nhu cầu khác nhau. Việc nuôi dạy có thể không hoàn toàn giống nhau, nhưng sự công bằng trong tình cảm và cách ứng xử là điều cha mẹ cần duy trì. Do đó khi có nhiều con cha mẹ cần chú ý:

  • Tránh việc chỉ quan tâm đến một người con mà lơ là người còn lại.
  • Không lấy tài sản, đồ đạc của con này để cho đứa con kia, dù với lý do gì.
  • Khi con mâu thuẫn, hãy lắng nghe hai phía, phân xử công bằng thay vì bênh vực một bên vô lý.
  • Đừng bắt anh/chị lúc nào cũng phải nhường nhịn em, bởi sự gượng ép này có thể để lại ấm ức lâu dài.

Sự thiên vị, dù nhỏ, cũng có thể tạo nên hố sâu ngăn cách giữa các con. Người chịu thiệt thòi sẽ cảm thấy không được yêu thương, còn người được ưu ái có thể phát sinh tính ích kỷ và coi thường anh chị em của mình. Ngay khi con còn nhỏ cha mẹ đã phải dạy công bằng.

Tình cảm của con cái xuất phát từ cách nuôi dạy của cha mẹ
Tình cảm của con cái xuất phát từ cách nuôi dạy của cha mẹ

2. Làm gương trong yêu thương và đối xử với gia đình

Muốn con cái thấm nhuần tinh thần yêu thương gia đình, trước tiên cha mẹ phải là tấm gương sống động về sự gắn bó, vị tha và tình thân. Nếu cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn với người thân, hay tranh giành hơn thua với anh chị em ruột của mình, thì rất khó để con cái sẽ học được bài học về tình cảm gia đình.

Cha mẹ hãy thể hiện tình cảm, sự gắn bó với ông bà, cô chú, họ hàng để con thấy được nét đẹp truyền thống này.

Khi có bất đồng, hãy dùng sự bao dung và tôn trọng để giải quyết, chứ không dùng oán giận hay hằn học.

Cùng con chia sẻ những câu chuyện ấm áp về tình thân, để con hiểu rằng gia đình là nơi yêu thương vô điều kiện, không phải là nơi so bì hay tính toán.

Yêu thương thấu hiểu thay vì so sánh
Yêu thương thấu hiểu thay vì so sánh

3. Tuyệt đối không so sánh các con

Một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ anh em rạn nứt chính là việc cha mẹ hay so sánh con mình với nhau, hoặc với con dâu, con rể.

Đừng bao giờ nói: “Con xem anh/chị của con giỏi thế kia kìa” hay “Tại sao em làm được mà con không làm được?”

Con cái sẽ cảm thấy bị tổn thương, mặc cảm hoặc thậm chí hình thành tâm lý đố kỵ nếu liên tục bị so sánh.

Người bị chê sẽ buồn, còn người được khen có thể ngại ngùng hoặc trở nên kiêu ngạo, xa cách anh em.

Thay vào đó, cha mẹ hãy khích lệ từng con theo cách riêng phù hợp với năng lực và tính cách của mỗi người con. Tôn trọng sự khác biệt sẽ giúp các con dễ chấp nhận và tôn trọng nhau hơn.

4. Rõ ràng minh bạc chia tài sản khi còn minh mẫn

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến anh em trong nhà xa cách chính là mâu thuẫn về phân chia tài sản. Nhiều gia đình sau khi cha mẹ mất đi mới bắt đầu chia thừa kế dẫn đến tranh cãi, dẫn đến mất tình cảm.

Cha mẹ nên chuẩn bị rõ ràng, minh bạch trong việc chia tài sản khi còn khỏe mạnh và sáng suốt.

Nếu có ý định cho ai nhiều hơn, hãy giải thích rõ lý do để các con hiểu và không cảm thấy bị thiệt thòi.

Tốt nhất nên có văn bản, giấy tờ hợp pháp để tránh hiểu lầm hoặc tranh chấp sau này.

Hãy nhớ: tài sản có thể là vật chất, nhưng tình cảm anh em là vô giá. Cha mẹ khôn ngoan sẽ không để tài sản trở thành nguyên nhân chia rẽ con cái.

Cha mẹ cần làm sớm việc chia tài sản minh bạch rõ ràng
Cha mẹ cần làm sớm việc chia tài sản minh bạch rõ ràng

5. Dạy con về giá trị của sự sẻ chia

Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ hãy tạo cơ hội để các con cùng nhau chia sẻ, từ đồ chơi, sách vở đến việc cùng làm việc nhà, giúp đỡ nhau khi học tập.

Khuyến khích con nói lời yêu thương, cảm ơn, xin lỗi nhau.

Dạy con biết quan tâm đến cảm xúc của anh chị em mình.

Khi một người bị ốm hoặc gặp khó khăn, hãy để các con cùng nhau chăm sóc, giúp đỡ thay vì để một mình cha mẹ lo toan.

Những hành động nhỏ như vậy sẽ dần tạo nên thói quen tích cực và xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa anh chị em trong gia đình.

Xây dựng một gia đình hạnh phúc, nơi anh chị em biết yêu thương nhau là một hành trình dài, đòi hỏi cha mẹ phải vừa kiên nhẫn, vừa tinh tế. Khi cha mẹ công bằng, yêu thương, làm gương và chuẩn bị tương lai rõ ràng, các con sẽ lớn lên trong môi trường đầy ắp tình cảm và sự gắn kết.

Tình cảm gia đình là điều thiêng liêng nhất. Khi cha mẹ không còn, thứ còn lại là tình anh em ruột thịt, là bến đỗ bình yên giữa cuộc đời. Vì thế, gieo hạt giống yêu thương từ sớm chính là cách cha mẹ xây dựng một gia đình hạnh phúc lâu dài cho các con mình.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Như Bình