1. Sử dụng vỏ chuối
Do chuối có chứa phốt pho nên việc sử dụng vỏ chuối trong vườn hoa của bạn sẽ giúp kích thích hoa hồng nở. Bạn có thể cắt một ít vỏ chuối và chôn chúng bên dưới tán lá hoa hồng, nhưng lưu ý không gần thân cây quá. Một cách khác để sử dụng vỏ chuối là nghiền thành bột cho vào máy xay, thêm nước nếu cần và để yên trong khoảng 15 phút. Sau thời gian đó, bạn có thể bón trực tiếp lên đất bên dưới cây hoa hồng.
2. Bón phân cho cây
Cần ít nhất ba lần bón phân để hoa hồng nở hoa trong suốt mùa sinh trưởng. Lần đầu tiên nên được thực hiện khi bước vào mùa đông, sau đó bón thêm hai lần nữa vào giữa tháng 6 và tháng 7 để giữ cho hoa tiếp tục phát triển. Bạn có thể cân đối giữa việc dùng phân bón và các loại mùn khác như phân hữu cơ để giúp hoa hồng có thêm chất dinh dưỡng.
3. Tưới đủ nước
Tất cả các loại cây đều cần được tưới nước để phát triển. Bạn hãy để ý kiểm tra đất xem có đủ ẩm không, tưới nước trực tiếp vào đất bằng vòi ngâm hoặc tưới nhỏ giọt nếu đất có vẻ quá khô.
4. Cắt tỉa thường xuyên
Đây là việc nên làm vào đầu mùa xuân và nó sẽ giúp cây tiếp tục ra hoa trong suốt mùa. Cần liên tục cắt tỉa cảnh già, cành khô, cành yếu, các cành mọc dư không cấp thiết, tạo tán cho cây để tập trung dinh dưỡng nuôi những nhánh mới giúp kích thích cho cây ra nhiều mầm ngọn. Tính từ ngọn xuống phần gốc cây, mỗi cành nên cắt bỏ 4-6 mắt lá. Nếu bạn cắt cành ở gần ngọn thì cây cho ra bông sớm hơn và ngược lại. Nếu cây hoa hồng trồng chậu có ít lá thì sử dụng cọc để buộc níu các cành thấp hơi trĩu xuống bên dưới trong 30 – 40 ngày, hỗ trợ cho những cành mới sẽ mọc ra để cho hoa.
5. Kiểm tra thường xuyên
Kiểm tra cây hoa hồng của bạn để phát hiện sớm các dấu hiệu bùng phát dịch bệnh hoặc sâu bệnh. Điều này sẽ giúp hoa hồng của bạn có tuổi thọ cao hơn nhiều.
6. Đất
Hãy trồng hoa hồng trong đất có khả năng thoát nước. Nếu đất không thoát được nước, nó sẽ làm chết úng hoa hồng của bạn và khiến cây có rất ít hoặc không còn chỗ thở. Trộn chất hữu cơ như phân hữu cơ với đất đã đào để lấp hố trồng cây.
7. Vị trí trồng hoa
Vị trí bạn trồng hoa hồng cũng quan trọng không kém việc chăm sóc chúng sau đó. Đảm bảo hoa hồng của bạn ở khu vực có ít nhất sáu giờ nắng mỗi ngày. Nếu hoa hồng của bạn bị ở quá lâu trong bóng râm, chúng sẽ dễ bị bệnh và các tình trạng gây hại khác.
8. Sử dụng vỏ trứng
Vỏ trứng rất giàu canxi. Nó sẽ giúp củng cố các mô của hoa hồng, giúp hoa nở khỏe mạnh hơn. Trộn vỏ trứng đã nghiền nát vào đất và thêm vào chậu hoa hồng của bạn hoặc nghiền nát vỏ và rắc chúng lên lớp đất trên cùng xung quanh hoa hồng. Vỏ được nghiền càng mịn thì khả năng giải phóng canxi vào đất càng nhanh.
9. Đừng quên bã cà phê
Bã cà phê chứa nitơ giúp ích cho hoa hồng. Rắc một ít vào gốc hoa hồng hoặc trộn thêm một ít vào phân bón để giúp đất màu mỡ hơn. Lưu ý đừng thêm quá nhiều vì nó sẽ làm tổn thương hoa hồng của bạn. Chỉ một chút bã cà phê mới có tác dụng lâu dài.
10. Kiểm soát côn trùng
Sử dụng thuốc trừ sâu có tác dụng bảo vệ sự phát triển của hoa hồng khỏi bọ ve, bướm trắng, rệp và các loài gây hại khác.
11. Không làm tổn thương rễ cây
Cây hấp thụ chất dinh dưỡng và nước từ rễ, vì vậy hãy cố gắng hết sức để chăm sóc chúng. Nếu bạn định đào xung quanh đất trồng hoa hồng, hãy đảm bảo không cắt hoặc làm hỏng rễ, vì khi đó cây sẽ có nguy cơ cao bị chết hoặc có thể cần thời gian rất lâu để phục hồi.