Thông thường ngộ độc thực phẩm nhẹ sẽ tự khỏi trong vòng 2 ngày. Ngộ độc chủ yếu là do thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn hoặc chất độc. Nếu không quá nghiêm trọng bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị với những thực phẩm tự nhiên có sẵn trong bếp để giảm các triệu chứng.
Gừng và mật ong
Thái vài lát gừng rồi giã nhuyễn, trộn vào 1 thìa mật ong cho người bị ngộ độc ngậm nuốt. Hỗn hợp này giúp xoa dịu những cơn khó chịu trong bụng, giảm các giác đau đớn trong bao tử.
Hạt thì là
Hạt thì là: Hạt thì là có đặc tính kháng sinh, chống lại các vi khuẩn cứng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Đun một ít hạt thì là và thêm muối vào dung dịch. Bạn có thể thêm một muỗng cà phê nước ép rau mùi để có hiệu quả tốt hơn. Uống hỗn hợp này mỗi ngày một lần.
Tỏi
Tinh chất dịch tỏi có tính chống nấm, chống khuẩn, giảm viêm nhiễm, chúng cũng có tính kháng sinh tự nhiên nên sẽ giúp khắc phục khi bị trúng độc thức ăn mức độ nhẹ.
Hàng ngày, nhai 2 – 3 tép tỏi tươi, ăn chung với cơm để cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, ngăn chặn tiêu chảy. Bạn có thể thực hiện mẹo nhỏ khác nữa là dầu tỏi trộn với dầu đậu tương rồi thoa đều lên bụng cải thiện rối loạn tiêu hóa.
Giấm táo
Để có được một cứu trợ ngay lập tức khi bị ngộ độc thực phẩm, hãy dùng giấm táo. Do có tác dụng kiềm, giấm táo có thể giết chết các vi khuẩn và làm dịu niêm mạc đường tiêu hóa của bạn. Trộn 2 muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước nóng và uống nó trước khi ăn.
Húng quế
Húng quế là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời để điều trị ngộ độc thực phẩm. đây là một loại thảo mộc tuyệt vời để chữa nhiễm trùng cổ họng và dạ dày. Húng quế có thể được uống như nước trái cây với một muỗng canh mật ong hoặc một lít nước, bạn có thể uống cả ngày để loại bỏ nhiễm trùng. Với húng quế, các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm sẽ được giảm và biến mất trong vòng một vài giờ.
Chanh
Phần lớn các ca ngộ độc thức ăn là do nhiễm khuẩn và nhiễm vi trùng, nước chanh có tính axit sẽ giúp tiêu diệt bớt các tác nhân này. Lượng viamin C lớn có trong chanh có vai trò cung cấp năng lượng, cải thiện sức đề kháng.
Một ngày pha uống 2 – 3 cốc nước chanh ấm, pha thêm ít đường. Lưu ý, bạn nên lót dạ trước rồi mới uống nước chanh để tránh bị cồn cào, xót ruột.
Uống nước gạo hoặc nước lúa mạch
Những thức uống này giúp giảm chứng khó tiêu và xoa dịu dạ dày đang đau. Bên cạnh đó, thức uống còn cung cấp nước - yếu tố mà cơ thể cần nhất khi bị ngộ độc thực phẩm.
Trà bạc hà
Những cơn đau bụng và chuột rút khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ khiến bạn không thể chịu nổi. Để giảm bớt những cơn đau này, trà bạc hà là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Uống từng ngụm nhỏ trà bạc hà và nó sẽ giúp bạn thư giãn các dây thần kinh đồng thời cung cấp cho bạn một cảm giác nhẹ nhàng.
Các cách chữa ngộ độc thức ăn tại nhà chỉ mang tính cấp bách, tạm thời. Nếu biết cách xử lý ngộ độc thức ăn thì người thân có thể áp dụng ngay, càng nhanh càng tốt sau đó lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện là phương án tốt nhất. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để tránh bị ngộ độc thức ăn gây ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, thực hiện ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ và an toàn để sử dụng.
Lưu ý khi bị ngộ độc thực phẩm
Nghỉ ngơi nhiều: Chuyên gia khuyến nghị bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhằm giúp cơ thể sử dụng năng lượng để hồi phục.
Rửa tay thường xuyên: Để ngăn lây truyền vi khuẩn khi nôn mửa hoặc tiêu chảy, bạn cần rửa tay thường xuyên để ngăn lây truyền vi khuẩn.
Để dạ dày nghỉ ngơi: Tốt nhất vẫn cần đảm bảo tránh ăn quá nhiều và không nên ăn nhiều thức ăn đặc để cơ thể có thể chống lại độc tố hoặc vi khuẩn. Tránh ăn quá nhiều trong 1-2 ngày đầu tiên có triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Uống nước và chất lỏng: Bạn cần uống càng nhiều nước càng tốt để bù lại lượng chất lỏng mất đi. Bạn nên cố gắng uống từng ngụm nhỏ, nên tránh uống nhiều nước cùng lúc.
Tránh thức uống chứa caffeine và cồn: Những thức uống này có tính lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Đi kèm với nôn mửa, tiêu chảy thường xuyên, chúng có thể dẫn đến mất nước và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Khi bị ngộ độc thực phẩm, hãy đến cơ sở y tế gần nhất!