Mười bảy tuổi, tôi vừa đi học, vừa đi làm, mười bảy tuổi tôi còn chưa biết một mối tình vắt vai sẽ là như thế nào? Và mười bảy tuổi...tôi đã biết thế nào là bán dâm.
[links()]
LTS: Tuổi thơ nghèo khó và cuộc gặp gỡ định mệnh với người khách quen tại quán bia mà Nguyễn Văn Trung (SN 1987 - Vĩnh Hồ - Đồng Đa – Hà Nội) làm bồi bàn đã đẩy Trung từ một thanh niên 17 tuổi lần đầu tiên trong đời bị ép quan hệ đồng tính và trở thành trai bao.
Cũng từ lần đó, Trung nhận thức rõ: Trung là gay, nhiễm HIV. Nhưng bằng nghị lực và quyết tâm của bản thân, Trung đã giã từ nghiệp bán thân làm lại cuộc đời, mong muốn có một mái ấm hạnh phúc với một người cùng cảnh ngộ mang quốc tịch Mỹ ngay tại nơi Trung sinh ra và lớn lên.
Nghe tâm sự của một chàng gay mong muốn có một mái ấm hạnh phúc:
Tôi là đứa con trai út trong gia đình có 3 anh chị em. Cha mất từ năm tôi lên ba, một tay mẹ cáng đáng việc nhà, nuôi anh chị em tôi ăn học.
Tuổi thơ tôi sớm chứng kiến và biết được những vất vả của cuộc sống nghèo hèn. Trong tôi sớm ý thức được trách nhiệm của mình cùng khát khao cải thiện cuộc sống vật chất của gia đình khi trưởng thành.
Tôi tự nhủ, sau khi học hết cấp 3 tôi sẽ đi kiếm việc làm để có tiền phụ giúp mẹ, cuộc sống gia đình sẽ đỡ vất vả hơn.
Mười sáu, mười bảy tuổi, cái lứa tuổi đẹp nhất của một đời người. Mọi người thường bảo, mười bảy bẻ gãy sừng trâu. Nhưng, tôi lại chẳng nghĩ được như vậy. Mười bảy tuổi, tôi vừa đi học, vừa đi làm, mười bảy tuổi tôi còn chưa biết một mối tình vắt vai sẽ là như thế nào? Và mười bảy tuổi. Tôi đã biết thế nào là
bán dâm.
Qua một vị khách quen tại quán bia hơi mà tôi làm bồi bàn, tôi được giới thiệu tới một quán tẩm quất với lời hứa hẹn sẽ có một công việc nhẹ nhàng hơn, kiếm được nhiều tiền hơn với công việc bưng bê đồ từ sáng tới tối tại quán bia hơi.
Tại đây, lần đầu tiên trong đời, tôi biết thế nào là bị cưỡng bức, bị ép
quan hệ tình dục đồng giới, và cũng tại đây, tôi mới nhận thức rõ về sự khác biệt của mình. Sự khác biệt mà từ trước tới nay, tôi vẫn chưa định hình rõ đó là cái gì?
|
Chúng tôi khao khát được kết hôn, được làm đám cưới nho nhỏ, ấm cúng trước sự chứng kiến của người thân, bạn bè ngay chính nơi tôi được sinh ra và lớn lên. (Ảnh một đám cưới đồng tính được cho là trái luật ở Việt Nam) |
Tôi hoàn toàn khác biệt, khác biệt ngay cả trong lối suy nghĩ cho tới hành động. Mọi người ghét công việc làm mại dâm, tôi không ghét. Mọi người lên án nó, tôi không lên án, mà cũng chẳng khuyến khích. Mọi người miệt thị, lên án những người đồng tính. Tôi ủng hộ những người đồng tính.
Bởi tôi không nghĩ đồng tính là một điều quá khủng khiếp. Cha mẹ đã đã cho tôi hình hài, tôi không có cảm xúc với các bạn gái, tôi yêu đàn ông. Tôi không có tội, ham muốn bản thân đơn giản chỉ là một điều thuộc về tự nhiên mà tự nhiên thì không bao giờ trái lại được.
Và, tôi thực sự khác khi biết việc tôi nhiễm HIV. Tôi cười, rồi tôi khóc. Và tôi chấp nhận. Tôi không như nhiều người khác khi biết mình là người đồng tính, hay khi biết mình nhiễm HIV thì hận đời, hận số phận, hay thế này thế nọ. Tôi chấp nhận nó. Bởi tôi đang sống và tôi cần phải sống.
Nhưng, việc sống với những bí mật thì thật là khổ sở. Tôi không thể chịu đựng được với những nỗi khổ sở đó. Và tôi nghĩ rằng, tôi nên nói với gia đình của tôi.
Tôi công khai với gia đình việc tôi là người đồng tính, tôi nhiễm H. Nhưng việc chấp nhận có một đứa con như vậy quả thật rất khó khăn với gia đình tôi.
Sau khi biết sự thật, họ đã nhốt tôi trong nhà ròng rã 1 tháng trời, không cho tôi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Làm bạn với tôi là 4 bức tường lạnh lẽo, tôi cô độc ngay chính trong ngôi nhà mình và chịu sự ghẻ lạnh của những người ruột thịt.
Một tháng sau, mẹ và anh chị đã chấp nhận việc tôi sống chung với H, nhưng họ không hoàn toàn chấp nhận tôi là người đồng tính.
Đến bây giờ đã 4 năm 7 tháng, khoảng thời gian đó với nhiều người không phải là ít, nhưng với gia đình tôi, chừng ấy năm ròng họ vẫn không chấp nhận một đứa con trai có xu hướng khác với tự nhiên, chỉ thích yêu và
kết hôn với người cùng giới.
Nếu như trước đây, khi gia đình chưa biết tôi có H, mẹ và anh chị tôi nói sẽ chia đất đai, tài sản công bằng cho từng đứa con, tôi sẽ được cái nọ, cái kia.
Nhưng khi tôi công khai sự thật ấy, họ đã quay sang bảo với tôi rằng: “Mày đã sống chung với HIV, thì mày không còn quyền lợi gì trong cái gia đình này nữa”.
Tôi cũng là một đứa con trong gia đình ấy, cũng được chăm sóc, được hưởng những quyền lợi cơ bản nhưng tại sao khi biết tôi như vậy, ai cũng ghẻ lạnh tôi, người thân còn kỳ thị tôi đến vậy? Tôi không còn biết bấu víu vào ai.
Không khí gia đình trở nên căng thẳng khi có mặt tôi. Nếu ở nhà cả ngày với nhau, chúng tôi có thể cãi nhau 3 đến 4 lần, vì cứ nhìn thấy mặt nhau là cãi nhau. Ngay cả chị gái ruột khi thấy tôi còn nói: “mày là dân quái thai” càng khiến tôi không còn lí do gì để xuất hiện trước mắt họ nữa.
Tôi đã rời nhà, thuê một căn hộ tập thể đủ để sinh hoạt và sống một mình.
Dù biết rằng định kiến về những người thuộc thế giới thứ ba đã có từ rất lâu, quan niệm về giới, về những gì là tự nhiên, phi tự nhiên đã định hình và ăn sâu vào tâm trí mọi người quá lâu rồi và mọi người ngại thay đổi. Nên khi mọi người biết tôi là đồng tính, mọi người đã không chấp nhận được.
Nhưng, đừng đánh giá nhân cách qua ham muốn tình dục, hãy nhìn vào những việc chúng tôi đã làm. Chúng tôi đã đóng góp, đã thành công trong công việc như thế nào? Và chúng tôi còn làm tốt hơn những người tự cho mình là bình thường khác.
Tôi không biết chia sẻ với ai về những gì mà tôi đang phải trải qua, ngoài FB… những dòng status, những dòng comment trên wall. Và với người ấy. Người ấy là động lực, là nguồn động viên của tôi trong suốt thời gian qua, người ấy chia sẻ với tôi những nỗi buồn mà tôi vấp phải với gia đình, với công việc. Và người ấy… là tình yêu của tôi.
Cùng là người có H, cùng là người đồng tính. Chúng tôi hiểu nhau và tìm thấy có nhiều điểm tương đồng ngoài hai lý do trên. Chúng tôi gắn kết với nhau bằng tất cả những gì mà chúng tôi có thể. Dù rằng, chúng tôi chưa hề gặp mặt nhau.
|
Sáng 5/8 cộng đồng người đồng tính, chuyển giới công khai đạp xe diễu hành quanh các tuyến phố ở Thủ đô thông qua đó khuyến khích mọi người hãy tự hào với bản sắc của chính mình, tăng cường kết nối cộng đồng. (Ảnh: Infonet) |
Sau 3 năm quen nhau, người ấy đã cầu hôn tôi, tôi đã rất hạnh phúc khi nhận được tin đó. Tôi cũng muốn yêu thương người ấy trọn đời và tôi cũng mong người ấy yêu thương tôi trọn vẹn, chia sẻ với nhau những lúc ốm đau, bệnh tật.
Tôi muốn có một lời hứa trên tinh thần và một lời hứa trên văn bản luật pháp có pháp luật công nhận, tạo tiền đề cho tôi vững tin hơn đối với cuộc sống của chính chúng tôi.
Chúng tôi khát khao có một mái ấm như những cặp đôi dị tính khác. Chúng tôi sẽ đăng ký
kết hôn, sẽ tổ chức một đám cưới nho nhỏ, ấm cúng để bạn bè, người thân đến chia vui cùng chúng tôi ngay chính nơi tôi được sinh ra và lớn lên.
Còn mong muốn gì hơn khi mỗi lần đi ra đường, mọi người hỏi tôi đã
kết hôn chưa, lúc đó tôi sẽ chìa ngón tay áp út đeo nhẫn cưới và cười hạnh phúc với mọi người rằng tôi đã có một gia đình hạnh phúc.
Tôi rất muốn chia sẻ niềm hân hoan đấy để mọi người biết rằng tôi cũng được yêu thương, được pháp luật công nhận chứ không phải sống lén lút, sống không thoải mái. Tôi muốn tự hào về điều đấy.
Mọi người hay cho chúng tôi sống thác loạn, “đổi người yêu như thay áo”? Vì chúng tôi không có hôn thú ràng buộc, chúng tôi không được như những người dị giới khác, chúng tôi phải sống lén lút, không được công khai, yêu nhau và muốn sống với nhau nhưng trước mắt nhiều người chúng tôi phải tỏ ra như chưa hề quen biết nhau.
Mọi người lo sợ chúng tôi không có tình yêu bền vững, nếu
kết hôn rồi cũng sớm đưa nhau ra tòa? Dù luật pháp không chấp nhận hôn nhân đồng tính đi chăng nữa thì những người đồng tính họ vẫn yêu quý nhau và đến với nhau thật lòng, họ có trách nhiệm với lời hứa trên tinh thần với nhau.
Nhưng nếu được pháp luật công nhận thì điều đó sẽ là một thuận lợi với chúng tôi, vì đó là quyền công dân mà chúng tôi đáng được hưởng, chúng tôi sẽ trân trọng điều đó mà sống tốt hơn, tự tin với bản thân và cuộc sống của mình hơn.
Và cuối cùng, tôi muốn nói một câu…Chúng tôi cũng là con người, cũng có những tri giác, xúc giác, suy nghĩ giống như mọi người. Chúng tôi cũng được sinh ra và nuôi dưỡng trong môi trường giống như những người dị giới khác, chúng tôi cũng cần quyền được yêu, được sống và được sống bình đẳng với mọi người.
Hãy cho chúng tôi cơ hội được đứng thẳng mình trong xã hội, không phải đội mặt nạ giả dối và không làm đau khổ bất kỳ ai.
Tôi vẫn tin xã hội sẽ dần trở nên rộng lượng hơn với những con người lạc lõng như chúng tôi!
Con đường xé rào cho hôn nhân đồng tính ở Việt Nam |
- Nguyễn Văn Trung (Vĩnh Hồ - Đống Đa - Hà Nội)
*Tên thật nhân vật đã thay đổi