Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi phát triển thông minh, khỏe mạnh

09:00, Thứ hai 07/11/2016

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích về dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Các mẹ nên chú ý áp dụng theo các kinh nghiệm chia sẻ đẻ bé yêu nhà mình mau lớn, vui khỏe. Tuy nhiên, cũng cần kết hợp theo khẩu vị riêng của từng bé nhà mình nhé.

Tháng thứ 6

Cổ em bé bắt đầu bớt mềm, giữ được đầu ngay, ngồi được một mình vững hơn. Không cò phản xạ đùn đẩy lưỡi ra ngoài hay lên phía trên. Đút bằng muỗng nhỏ, biết lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong và xuống dưới.. rồi nuốt

Chế độ ăn căn bản:

– Nên tập cho ăn.

– Vẫn sữa mẹ là chính: 4 – 6 cữ mỗi ngày (700 – 900 g/ngày). Nếu trẻ bú mẹ không cần cho em bé uống thuốc bổ trực tiếp mà hãy cho uống thông qua bà mẹ.

– Có thể tập cho bé làm quen với mùi vị lạ, dạng lỏng hay hơi sệt, có 3 thứ nước như: nước luộc rau trái hay củ, rau lá; nước cam pha loãng thêm chút đường cho đỡ chua; nước cháo loãng.

cho-tre-an-dung-cach

 Nên tập cho bé làm quen với mùi vị lạ, dạng lỏng hay hơi sệt

 – Những lần đầu, nên đặt nhẹ một đầu muỗng nước luộc rau (hơi ngọt, dễ chấp nhận cái lạ hơn) hay nước trái cây pha hay nước cháo loãng vào giữa miệng hơi hé mở của em bé. Cứ kiên trì rồi bé sẽ tập cách lấy lưỡi đưa vào nuốt: đã làm một lần nhớ nhắc mỗi ngày trong vòng một tuần, cho làm quen và không quên. Mỗi lần chỉ nên cho làm quen 1 thứ thôi: cho ăn “nguyên chất” như vậy lỡ có dị ứng với một thức ăn nào thì dễ phát hiện để tránh đi, tập cho ăn một thứ nào khác không gây xáo trộn.

Tháng thứ 7, tháng thứ 8

– Qua 6 tháng, em bé hay quơ tay nắm đồ vật và thức ăn đưa vào miệng. Dù chỉ có 1 – 2 răng, bé cử động được hàm và môi miệng: đó là những dấu hiệu thuận lợi để tập nhai, học nói bi bô, mọc được 1 – 2 răng cửa.

Chế độ ăn căn bản:

– Nên tập cho ăn

– Phần thức ăn đặc gồm: bột ngũ cốc, rau, trái cây, trứng và sản phẩm từ sữa.

– Một ngày 3 – 4 cữ bú & 3 – 4 bữa ăn mỗi lần từ 1 đến 3 muỗng canh cho từng loại thức ăn: rau, thịt, tầu hũ, đậu, trái cây…Đây là một chế độ ăn chay có sữa, trứng.

 – Tập cho ăn đặc hơn những trái cây chín muồi hay rau, trái nấu nhừ tán nhuyễn.

– Dùng rây, máy xay để xay nhỏ. Tuy nhiên, tránh dùng máy xay “sinh tố” (vì có khuynh hướng thêm nước làm loãng, trong khi em bé cần tập cho ăn ngày một đặc hơn). Bữa nào cũng cho ăn thức ăn mới chế biến, tránh nấu một lần, xay nhuyễn, cho ăn cả ngày, gây chán ăn.

– Trái cây: chuối, đu đủ, dứa, hồng, sapotê, bánh quy,bánh mì “ruột”, khoai tán, mì ông sao…

– Tránh bỏ đường cũng như muối vào thức ăn em bé hoặc chỉ nêm rất ít, vừa đủ lợ thôi (thận và gan em bé còn non yếu).

Tháng thứ 9, tháng thứ 10

Đầu ngay, lưng thẳng, bé ngồi vững được một mình. Bắt đầu đứng chựng. Sử dụng ngón cái ngón trỏ như một cái kẹp rất thuận lợi cho việc cầm muỗng xúc. Mọc được 3 – 4 răng cửa.

Chế độ ăn căn bản:

– Nên tập cho ăn

– Bé có chiều hướng bú sữa ít đi. Ăn được thức ăn đặc, lổn nhổn hơn, bắt đầu cho ăn thịt, cá.

– Lượng thức ăn cho 1 ngày: sữa 700 – 900 ml, bột dinh dưỡng, rau, trái cây, mỗi loại khoảng 4 muỗng canh, thịt, cá, 1 – 2 muỗng canh hoặc tầu hũ: 3 – 4 muỗng canh, thức ăn cầm ăn được như: bánh quy…

– Tập cho ăn các thức ăn giàu đạm cùng với rau và trái cây nấu mềm xắt đủ lớn để nhón ăn được.

14

Thịt, cá, nấu chín, xay, bằm, hay xé nhỏ 

 – Thịt, cá, nấu chín, xay, bằm, hay xé nhỏ. Trứng có thể cho ăn kiểu ốp-la hay luộc. Cá, thịt loại bỏ hết xương, vẫn nấu không nêm muối. Thịt cá có thể thay thế bằng gấp đôi lượng đậu như: đậu xanh, đen, đỏ, trắng…

– Nước ép trái cây.

– Thức ăn để nhón ăn (bằng ngón tay) rau, trái cây như: cà rốt, đậu ve, đậu hoà lan, đậu đũa, su su, củ sắn, xúp lơ chỉ nên nấu vừa chín và xắt đủ lớn để nhón ăn. Chuối, đu đủ, dứa, cam, quít, bưởi (gọt hay lột vỏ, bỏ hột, cắt từng miếng vừa ăn cũng dễ cầm ăn được. Tập cầm muỗng xúc các thức ăn khác.

Tháng thứ 11, tháng thứ 12

Đi được vài bước, tập tự xúc đàng hoàng, mọc được 5 – 6 răng cửa, nhai giỏi hơn. Biết thích hay ghét một số thức ăn. Uống hết bình hay tách sữa biết đưa lại cho mẹ. Ăn hết chén cháo hay cơm cũng vậy.

Chế độ ăn căn bản:

– Nên tập cho ăn

– Lượng sữa bú thường giảm đi, ăn đặc (cháo đặc, bún, nui, bánh đúc, bánh mì ruột, bánh quy..).

– Cháo đặc 2 – 3 chén, cơm nát 1 – 1.5 chén, nui 1 – 1.5 chén, bánh mì 1 – 3 lát, bánh qui 4 – 6 cái, khoai 1 – 3 củ 125 g, rau 2/3 chén – 1.5 chén, trái cây xắt nhỏ, nước trái cây 1 ly 90 – 100 ml, thịt, cá 2 – 3 muỗng canh, trứng 1 – 2 quả, tầu hũ 4 – 6 muỗng canh.

– Tập cho trẻ ăn thêm đa dạng đủ loại thức ăn, tiến tới cùng ăn được với mọi người trong gia đình. Tập trung vào việc dạy bé tự xúc, dạy nhai thức ăn, dạy uống bằng tách, ống hút.

– Vấn đề thôi bú cứ để theo tự nhiên là tốt nhất. Em bé cũng có nhu cầu gần gũi mẹ để được “bú tí”. Nên bỏ dần số cữ bú (cho suôn sẻ, nên thay thế, bằng một tách sữa hoặc một bữa ăn có yaourt hay pho mai cũng được). Nên đợi 4 – 5 ngày sau hãy rút bớt thêm 1 cữ bú. Khi xuống còn 1 cữ, rút ngắn thời gian, rồi dứt luôn.

– Số bữa ăn có thể lấy số 4 làm số tối thiểu: nếu dựa vào ba bữa ăn của cả gia đình, thì cần cho ăn thêm 1 – 2 bữa phụ.

– Cân đối dinh dưỡng dễ đạt khi cho ăn đủ 4 nhóm thức ăn trong ô vuông dinh dưỡng nhóm giàu bột, đường, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu đạm, nhóm rau giàu muối khoáng, sinh tố, mỗi bữa chỉ cần có mặt thức ăn thuộc đủ 4 nhóm là được.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Hang Dinh
Tin nên đọc