Chỉ vì uống nước kiểu này nên đã mắc sỏi thận, phù thũng, tai biến mạch máu não

08:12, Thứ tư 16/01/2019

( PHUNUTODAY ) - Chỉ vì uống nước kiểu này nên đã mắc sỏi thận, phù thũng, tai biến mạch máu não - nhiều người phạm phải mà chẳng hề hay biết.

soi-than

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Do đó, chúng có vai trò lớn trong việc đưa chất dinh dưỡng tới các bộ phận, bôi trơn cơ khớp, mắt, đào thải chất thải... Nước còn giúp cơ thể phòng bệnh và bản thân nước cũng bảo vệ một số bộ phận của chúng ta.

Uống nước phải cần đúng cách, nếu không hậu quả thật sự rất nguy hiểm - Uống nước quá nhanh có thể gây áp lực cho thận dẫn đến các bệnh như viêm thận, sỏi thận, uống nước quá nhiều gây phù thũng, dễ bị nấc cụt và chướng bụng…

Bên cạnh đó, những người có bệnh trong người như tim mạch, thận, cao huyết áp… đều cần uống nước đúng cách để không làm bệnh tình thêm trầm trọng.

Tùy đối tượng mà uống lượng nước phù hợp

Tùy vào cơ địa của từng người mà lượng nước cần thiết cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì mỗi ngày uống 2 lít nước sẽ giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường.

Với trẻ sơ sinh, lượng chất lỏng ít nhất cần bù là 0,6 lít mỗi ngày, trẻ nhỏ là 1,7 lít.

Với người tập luyện thể thao hàng ngày hoặc lao động nặng, lượng nước cần uống có thể tới trên 3 lít vì phải bù đủ số nước cho lượng mồ hôi tiết ra.

Uống nước cũng liên quan đến tai biến mạch máu não

Trong thực tế, các trường hợp đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu đặc lại, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến đột quỵ.

Các nghiên cứu cho thấy, trong một ngày, máu trong cơ thể sẽ có lúc máu đặc, có lúc máu loãng. Hiện tượng này tuân theo một chu trình nhất định: Từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng là lúc máu đặc nhất. Sau đó dần dần loãng ra cho đến khoảng 12 giờ đêm, là thời điểm loãng nhất. Rồi dần dần đặc lại cho tới buổi sáng hôm sau, và đặc nhất từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng.

Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200ml nước (cỡ chừng một ly), thì khi sáng ngủ dậy, máu không những không bị đặc mà còn loãng ra. Việc làm này có lợi cho sự tuần hoàn của máu, và giúp phòng chống bệnh đột quỵ vào lúc sáng sớm.

Uống bao nhiêu nước là đủ?

Trong điều kiện bình thường, trong một ngày cơ thể cần khoảng 40ml nước/kg cân nặng, trung bình 2-2,5 lít nước/ngày. Ví dụ bạn nặng 60kg thì nhu cầu nước trong ngày khoảng 2,5 lít bao hồm: Khoảng 1 lít được đưa vào cơ thể dưới các dạng nước uống như nước lọc, chè, cà phê, nước sinh tố...; 0,4-0,5 lít dưới dạng nước canh súp và nước trong rau xanh, trái cây; 0,6-0,7 lít trong thức ăn được chế biến như cơm, bánh mỳ, thịt, cá... Còn khoảng 0,3-0,4 lít là sản phẩm cuối cùng của các phản ứng hóa học trong cơ thể.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc