Mẹ luôn tự hứa sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho các con của mẹ. Niềm vui của mẹ không chỉ là nụ cười của các con mà còn là nhìn con lớn lên khoẻ mạnh hàng ngày.
Gặp mẹ Thảo Hugo sau buổi ghi hình “Con đã lớn khôn”, dù trải qua thời gian ghi hình khá lâu và mệt, chị trông vẫn tràn đầy sức sống bên cạnh các bé tham gia chương trình. Thảo chia sẻ “Nhìn nét tinh nghịch, dí dỏm của các bạn nhỏ, mình nhớ đến 2 bé ở nhà. Dâu Dâu cũng đã từng là khách mời đặc biệt của chương trình, giờ Thảo chỉ mong Bòn Bon cũng mau mau lớn để cùng tham gia chương trình với chị Dâu thôi!”.
Niềm vui của Thanh Thảo là nhìn các con lớn lên khỏe mạnh
Thanh Thảo nhắc đến 2 cục cưng với gương mặt rạng rỡ và có chút tự hào, nhất là khi kể đến cậu ấm Bòn Bon hiện đã chập chững biết đi, biết bi bô gọi ba mẹ, biết làm trò tinh nghịch trêu ba mẹ. Chị chia sẻ, cũng như mọi bà mẹ, chị luôn tự nhủ với lòng sẽ đem đến cho các con những gì tốt đẹp nhất trong khả năng. Từ dinh dưỡng cho đến việc học, việc chơi của các con, chị đều nghiên cứu thật kỹ và cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với các mẹ khác. Và một điều may mắn là do đặc thù công việc nên mẹ Thảo có cơ hội tiếp xúc với các bác sỹ và các chuyên gia nên tích luỹ khá nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc các con nên chị rất hài lòng khi nhìn các con lớn khôn hàng ngày.
Mẹ Thảo dù bận rộn với công việc nhưng chị luôn dành thời gian để tự mình đưa hai con đi khám tổng quát và tiêm ngừa định kỳ vì mỗi lần như thế chị đều cảm thấy rất hạnh phúc. Như trong quyển nhật ký nho nhỏ thi thoảng chị lưu lại ít dòng cảm xúc cho con: “Hôm rồi đưa con đi khám tổng quát và tiêm ngừa định kỳ, mẹ thật cảm thấy mình đạt được chút “thành tựu” khi nhìn kết quả khám của con thật tốt. Mẹ thích tích cóp từng “thành tựu” ấy khi bên các con và cảm thấy thật tự hào.”
Mẹ Thảo Hugo xem việc các con luôn khỏe mạnh là “thành tựu” mà mình đạt được
Nhắc đến việc tiêm ngừa, vốn là mối quan tâm chung của các bậc phụ huynh. Thanh Thảo cho biết chị tìm hiểu thông tin về từng mũi tiêm, từng loại bệnh, nhờ bác sĩ tư vấn kỹ càng về tình trạng sức khỏe của con trước và sau khi tiêm để không chỉ đưa các con đi tiêm ngừa “vì đến lịch” mà thật sự hiểu về sức khỏe của các con và các lợi ích từng mũi tiêm mang lại. Chị luôn tâm niệm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên ngoài chương trình tiêm ngừa tiêu chuẩn, chị thường tranh thủ những lúc nghỉ ngơi giữa giờ ghi hình để trao đổi với các mẹ khác hoặc tự tìm hiểu thật kỹ về các bệnh khác có thể gây nguy hiểm trong độ tuổi của hai con, để xem nếu có thể phòng ngừa thì sẽ đưa con đi tiêm ngừa ngay từ sớm.
Trao đổi với mẹ Thảo Hugo về vi khuẩn phế cầu đang gây sự chú ý bởi các loại bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu có thể gây ra như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu.v.v. Chị cho biết mình có biết đến loại vi khuẩn nàynhờ vô tình đọc một bài báo về viêm phổi và bắt đầu tiềm hiểu về vi khuẩn phế cầu.
Theo một thống kê năm 2008, trong khoảng gần 9 triệu ca tử vong hàng năm ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu, WHO ước chừng có khoảng 476.000 ca tử vong gây ra do nhiễm vi khuẩn phế cầu1. Các phương pháp phòng chống bệnh gây ra do phề cầu khuẩn thật dự rất đơn giản: giữ vệ sinh cá nhân và môi trường, đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng, tránh môi trường khói thuốc, ô nhiễm.
Thanh Thảo tỏ ra vui vẻ vì bệnh do vi khuẩn phế cầu hoàn toàn có thể phòng ngừa được nhưng cũng buồn khi nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra chỉ vì nhiều phụ huynh chưa được trang bị thông tin, kiến thức đầy đủ.
Chị chia sẻ: “Thật khó để bảo vệ con hoàn toàn khỏi môi trường khói bụi khi mà con cần phải đến trường, cần ra ngoài và tiếp xúc để mở rộng thế giới quan và phát triển tốt nhất. Thế nên Thảo sẽ gặp bác sĩ để nghe tư vấn và đưa Bòn Bon cùng chị Dâu Dâu đi tiêm ngừa khuẩn phế cầu.”
Tổ ấm hạnh phúc của nữ MC xinh đẹp
Trước khi ra về, mẹ Thảo Hugo để lại nụ cười thật dịu dàng “Không mong gì nhiều, chỉ mong hai con khỏe mạnh, lớn khôn là đủ rồi”.
Tư vấn bác sỹ về chủng ngừa và truy cập website www.tiemngua.com để biết thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra. |
V. Phương.
*Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được thực hiện bởi Hội Y học Dự phòng và VPĐD GSK Pte Ltd tại TP Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo:
1Weekly epidemiological record, No. 14, 2012, 129–144; truy cập tại http://www.who.int/wer/2012/wer8714.pdf?ua=1