Tư thế ngồi
Đây có lẽ là tư thế cho con bú phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu mẹ trải qua phương pháp sinh mổ thì tư thế này ban đầu có thể khiến mẹ có cảm giác không thoải mái vì bé nằm ngang bụng gần với vết sẹo mổ. Để bé và mẹ cùng thoải mái nhất, mẹ nên chọn chỗ ngồi trên ghế có phần tựa tay hoặc trên giường có đệm, gối đỡ xung quanh.
Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
Cách cho bé bú:
- Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
- Dùng tay cùng bên ngực cho bú để đỡ đầu-thân bé, tay còn lại có thể giúp bé bú.
- Mẹ có thể gác chân lên một chiếc ghế đối diện để tránh bị ngả về phía trước và cho bé bú thuận tiện.
Tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng cho bé bú phù hợp với mẹ sinh mổ hoặc ca sinh khó, còn đau nhiều. Bé bú nằm cũng thuận tiện khi mẹ cho bú vào buổi đêm. Ở tư thế nằm, mẹ nên cho đầu bé nằm cao hơn thân người để hạn chế sữa mẹ bị trào ngược.
Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ.
Cách cho bé bú:
- Mẹ nằm nghiêng, có thể kê gối ở đùi và đầu gối.
- Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ. Chú ý kiểm tra để đảm bảo tai, vai và hông của bé nằm trên một đường thẳng, không bị cong vẹo hoặc gập người.
- Mẹ có thể dùng tay đỡ đầu hoặc hông bé để bé bú mẹ dễ hơn.
Tư thế ôm bóng
Tư thế cho bú bú ôm bóng phù hợp với các mẹ sinh mổ hoặc nuôi bé song sinh.
Tư thế cho bé bú ôm bóng là một vị trí tốt cho cặp song sinh. Mẹ có thể cho các bé ăn đồng thời cùng lúc. Hai bé bú cùng lúc hai bên sẽ tận dụng hoàn toàn lượng sữa mẹ, vì khi một bé bú bên này, sữa ở bầu ngực bên kia cũng chảy theo. Với những mẹ sinh mổ, đây cũng là tư thế bú rất tốt vì em bé sẽ không đè lên vết mổ của mẹ.
Làm thế nào để nhận biết bữa bú có làm bé thoải mái và đủ no không?
Các mẹ đừng lo lắng khi không biết lúc nào trẻ đói bởi nó cũng là một bản năng có sẵn, trẻ sẽ thông báo cho mẹ khi trẻ muốn bú bằng nhiều cách: khóc, dụi vào cơ thể mẹ...
Bằng cách đơn giản dưới đây, mẹ chỉ cần quan sát là có thể biết chất lượng bữa bú:
- Trẻ bú đều, thoải mái và không quấy khóc khi bú.
- Miệng ngậm trùm hết quầng vú mẹ, môi không bị mút vào.
- Má không hóp vào khi bú.
- Mẹ không thấy đau đớn khi trẻ mút sữa.
- Phần hàm của trẻ di chuyển đều đặn.
- Do dạ dày của trẻ nằm đứng nên khi ăn no trẻ thường ợ một tiếng và trớ 1 chút sữa.
Lưu ý:
Ngoài việc cho trẻ bú đúng tư thế, mẹ nên chuẩn bị thêm một vài vật dụng: khăn xô mỏng sạch để lau sữa khi trẻ bú bên này nhưng vú bên kia cũng căng sữa quá. Không nên để sữa chảy dính vào quần áo gây mất vệ sinh. Mẹ không nên "thả rông" ngực mà nên dùng loại áo lót không gọng, không đệm dành riêng cho người đang cho con bú. Quần áo phải thay hàng ngày, phơi khô dưới ánh nắng. Nhiều mẹ có thói quen lau sạch vú thường xuyên, thậm chí dùng nước muối để lau rửa do sợ sẽ nhiễm bẩn cho con.
Thế nhưng các mẹ hãy yên tâm, chính phần quầng thâm, có các hạt montgomery tiết ra chất nhầy làm đầu vú mềm ra và còn giúp bảo vệ vú mẹ không bị vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy các mẹ không cần phải lau quá nhiều. Sự mất chất nhầy đó cũng khiến ngực mất đi yếu tố bảo vệ, thành ra có thể chính sự sạch sẽ quá mức của mẹ còn mang thêm vi khuẩn lạ cho con.