Cho người khác vay tiền mà vi phạm điều này sẽ bị phạt tiền, phạt tù, tránh ngay

09:10, Thứ ba 15/04/2025

( PHUNUTODAY ) - Việc cho vay tiền là hoạt động dân sự thường gặp nhưng những giao dịch này cần đảm bảo những yếu tố quy định theo pháp luật.

Việc cho vay tiền có thể là tốt, tạo cơ hội cho người cần mượn tiền lúc khó khăn. Nhưng hoạt động cho vay tiền cũng có thể là hoạt động gây tội ác tàn nhẫn khi mà cho vay với "lãi cắt cổ". Bởi thế Luật pháp có những quy định liên quan tới việc thu lãi suất khi cho vay. Kể cả hai bên đồng ý thỏa thuận nhưng thỏa thuận đó không hợp với luật cũng sẽ bị bãi bỏ. 

Việc cho người khác vay mà thu lãi suất quá quy định của pháp luật gọi là cho vay nặng lãi sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ.

Ngày 14/4/2025 Cơ quan công an Tỉnh Bình Thuận cũng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở của Trần Hiếu (sinh năm 1988, ngụ phường Lạc Đạo, thành phố Phan Thiết) vì hành vi cho vay nặng lãi. 

Theo thông tin ban đầu, đối tượng này cho nhiều người vay lãi suất 180%/năm thu lợi bất chính. Khi con nợ khong đủ khả năng trả nợ thì đối tượng gọi điện đe dọa, đến nơi làm việc đòi tiền.. Hiện vụ việc đang được mở rộng điều tra.

Cho vay với lãi suất vượt quá quy định của luật sẽ bị xử lý tùy theo mức độ thu lợi bất chính
Cho vay với lãi suất vượt quá quy định của luật sẽ bị xử lý tùy theo mức độ thu lợi bất chính

Cho vay nặng lãi sẽ bị xử lý hình sự khi nào?

Trước tiên cần hiểu thế nào là cho vay nặng lãi. Luật pháp quy định lãi suất trong giao dịch dân sự thế nào? 

Theo Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 thì các bên có quyền thỏa thuận lãi suất cho vay nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Nếu hai bên cho vay mà không thỏa thuận rõ ràng về lãi suất, xảy ra tranh chấp lãi suất thì lãi suất sẽ được luật xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự tại thời điểm trả nợ.

Bộ Hình sự 2015 quy định nếu lãi suất gấp 5 lần mức quy định của Bộ Luật Dân sự và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cho vay nặng lãi khi nào bị xử phạt hành chính?

Khi thực hiện hành vi cho vay nặng lãi nhưng chưa đến mức chịu xử lý hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì hành vi cầm cố tiền với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị buộc nộp lại số lợi bất chính có được đối với hành vi cho vay lãi vượt mức quy định.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Như Bình