Tại sao không nên cho trẻ uống nước khi bé chưa đầy 6 tháng tuổi?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên cho uống nước vì các lý do sau:
- Lượng nước trong sữa mẹ đã đủ cho sức khỏe của bé. Đặc biệt lúc này, chức năng thận của trẻ vô cùng yếu, nên không thể đào thải phần dư của nước. Thế nên, những hoạt chất không tốt này sẽ tích tụ trong cơ thể và trong máu, gây ảnh hưởng không tốt đến não bộ của trẻ.
- Đồng thời, nước sẽ khiến trẻ cảm thấy no, không muốn uống sữa, làm tăng hàm lượng bilirubin, khiến trẻ còi cọc, thậm chí còn bị ngộ độc nước.
Cho trẻ sơ sinh uống nước thế nào là đúng?
1. Theo độ tuổi:
- Bé 0 - 6 tháng tuổi: không nên cho trẻ uống nước, hàm lượng nước trong sữa mẹ đã đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Bé 6 - 12 tháng tuổi: ngoài sữa mẹ, trẻ đã có thể bổ sung chất lỏng qua cháo ăn dặm, bột, sinh tố trái cây... Sau Mỗi lần ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ uống 2 thìa cà phê, tương ứng với 15 - 30 ml.
- Bé trên 1 tuổi: Lúc này, chức năng thận của trẻ đã hoàn thiện hơn, mẹ có thể tập cho bé tự uống nước, uống theo nhu cầu.
2. Theo cân nặng:
Để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho bé, phòng chống tình trạng ngộ độc nước đáng tiếc, mẹ có thể tham khảo theo bảng sau:
- 4.5 kg cần 425 ml chất lỏng/ngày.
- 5 kg – 510 ml chất lỏng/ngày.
- 6.3 kg – 595 ml chất lỏng/ngày.
- 7.2 kg – 680 ml chất lỏng/ngày.
- 8.1 kg – 765ml chất lỏng/ngày.
- 8.5 kg – 850 ml chất lỏng/ngày.
- 9 kg – 935 ml chất lỏng/ngày.
- 10.9 kg – 992 ml chất lỏng/ngày.
- 11.8 kg – 1,020 ml chất lỏng/ngày.
- 12.7 kg – 1,077 ml chất lỏng/ngày.
- 13.6 kg – 1,105 ml chất lỏng/ngày.