Chồng đòi ly dị vì vợ tối nào cũng ngủ cùng mẹ

( PHUNUTODAY ) - Nhiều lúc không chịu nổi cái tính tiểu thư của chị Nhung, anh Thành đã nghiêm túc gọi vợ vào phòng rồi nói chuyện, nhưng chị vẫn chứng nào tật nấy.

Cân đàn ông)- Mang tiếng là đã lấy chồng và kết hôn, nhưng chị Nhung vẫn được sống những ngày tháng thoải mái, vô lo vô nghĩ bởi vợ chồng chị về sống ở nhà vợ.

Sẵn bản tính trẻ con, trước giờ quen với việc ngủ cùng mẹ, nên chỉ ngay sau đêm tân hôn, chị Nhung đã cắp gối nằng nặc đòi sang ngủ cùng mẹ trước sự phản đối của chồng và sự can ngăn của mẹ mình.

Mặc ai nói gì, chị Nhung vẫn nhất quyết làm theo ý mình khiến chồng chị tức giận, không chịu nổi mà viết đơn đòi ly dị…

Là một cán bộ trẻ của Hội phụ nữ phường nhưng chị Thu Huyền đã trải qua không biết bao nhiêu lần hoà giải cho các cặp vợ chồng từng sứt mẻ tình cảm.

Chồng đòi ly dị vì vợ tối nào cũng đòi ngủ cùng mẹ̣. Ảnh minh họa
Chồng đòi ly dị vì vợ tối nào cũng đòi ngủ cùng mẹ̣. Ảnh minh họa


Suốt 4 năm công tác, đem lại nụ cười, hạnh phúc cho những gia đình tưởng chừng không thể hàn gắn, đã để lại trong chị Huyền những kỷ niệm đáng nhớ và kinh nghiệm quý báu vô cùng.

Trong đó, lần hoà giải cho cặp vợ chồng trẻ anh Thành, chị Nhung khiến cho chị Huyền không thể nào quên…

“Trong những cặp vợ chồng mà tôi từng hoà giải, thì trường hợp của vợ chồng anh chị Thành Nhung là đáng nhớ nhất, vì hai anh chị đòi ly hôn bởi một lý do hết sức trẻ con.

Nguyên nhân chỉ vì đã có chồng mà chị Nhung vẫn suốt ngày cắp gối sang ngủ cùng mẹ đẻ, khiến cho anh chồng tức giận, không chịu được cảnh xa vợ, ngủ một mình nên nhất quyết đòi ly dị…”

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, đầy đủ từ lúc nhỏ nên chị Nhung (Quỳnh Mai – Hà Nội) chẳng khác nào một công chúa. Bố mẹ lại chỉ có một mụn con gái duy nhất nên càng ra sức chiều chuộng, chăm sóc.

Ngoài việc ăn ngủ, đi học, đi shopping, chị Nhung không phải nhúng tay hay bận tâm bất cứ việc gì.

Có lẽ cũng vì sống trong môi trường sung túc đó nên đã dần hình thành trong chị Nhung tính cách vô cùng ngây thơ, trong sáng và ỷ lại.

Mặc dù đã 17, 18 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng tối nào mẹ chị Nhung cũng phải vào phòng đọc truyện cổ tích cho con gái nghe, rồi nằm bên cạnh cho đến khi con ngủ say mới dám về phòng.

Cho đến khi chị Nhung học xong cấp 3 và vào đại học, thói quen đó vẫn không thể nào bỏ được.

Nhiều khi cũng nhận thấy mình đã quá nuông chiều con, mẹ chị lên tiếng mắng yêu, ai ngờ chị giận dỗi, khóc toáng lên rồi cả ngày không chịu ăn uống gì.

Thương con, mẹ chị lại phải dỗ dành và thói quen đó càng không thể nào thay đổi.

Bước vào năm thứ nhất đại học, chị Nhung tình cờ quen với anh Thành, một người con trai hơn chị 4 tuổi nhưng đi học trễ, mới học đến năm thứ 2, quê ở Hải Dương.

Trái ngược với chị Nhung, anh Thành cao to, chững chạc, lại sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo, từ nhỏ đã quen với việc đồng áng, chăn trâu, cắt cỏ.

Gia đình lại đông anh em, trong đó anh Thành là con trai cả nên mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều đến tay anh.

Đối với anh, những hình ảnh nghèo đói, rách rưới đều quá quen thuộc nên ngay ngày đầu tiên đến Thủ đô xa hoa, tráng lệ, anh Thành đã hết sức ngỡ ngàng.

Dần thích ứng với môi trường mới, anh Thành ra sức vừa học vừa làm để cố gắng lấy được tấm bằng đại học. Trong một lần tình cờ đến thư viện đọc sách, anh Thành đã nhìn thấy chị Nhung.

Một người con gái có nước da trắng mịn, mái tóc dài xõa ngang vai, đôi mắt đen láy giống hệt một cô công chúa nhỏ vừa mới bước ra từ trong câu chuyện.

Lấy hết can đảm để lại gần và ngồi ngay bên cạnh, anh Thành chủ động làm quen với chị Nhung và mối lương duyên giữa hai người cũng bắt đầu từ đó.

Ấn tượng bởi một chàng trai chững chạc, toát lên vẻ đẹp rất nam tính khiến chị Nhung cũng không ngừng nhớ về anh. Tình cảm giữa hai người bắt đầu nảy sinh và đến năm thứ hai đại học, chị Nhung dẫn anh Thành về nhà đòi cưới.

Chết sững trước ý định của con gái, bố mẹ chị Nhung không biết phải xử lý thế nào. Biết tính con từ nhỏ được nuông chiều nên lúc nào cũng ích kỷ, nhất nhất làm theo ý mình nên dù có khuyên can, ngăn cản cũng chẳng ích chi.

Mặc dù cũng có cảm tình với chàng trai mà chị Nhung đưa về, nhưng bố mẹ chị Nhung vẫn phải tác động, nhờ anh Thành khuyên can chị Nhung giúp.

Còn bản thân anh Thành, đang đi học, đi làm, giờ đèo bòng theo cô vợ thì biết lấy cái gì mà sống nên anh kịch liệt phản đối.

Nào ngờ chị Nhung lấy đủ thứ ra để đe dọa, và khi biết mọi người không chịu chiều theo ý mình, chị đòi tự vẫn.

Không còn cách nào khác, bố mẹ chị Nhung đành chấp thuận và đưa ra điều kiện là sau khi kết hôn xong vẫn phải đi học, cả hai vợ chồng đều phải về nhà chị Nhung sống để bố mẹ còn có thể chăm lo, chu cấp cho cả hai vợ chồng.

Vậy là đám cưới nhanh chóng được tổ chức khi chị Nhung vừa tròn 20 tuổi, còn anh Thành ngấp nghé 24. Dù không muốn nhưng do không có khả năng lo cho cuộc sống của người vợ mới cưới nên anh Thành vẫn phải khăn gói dọn đến nhà vợ ở.

May thay bố mẹ vợ là người tử tế, có học thức nên rất tôn trọng anh và cuộc sống nhờ vậy cũng thoải mái, dư giả hơn lúc trước rất nhiều.

Những tưởng vậy là có thể an nhàn mà sống, nào ngờ ở với nhau rồi mới biết, cô vợ mà anh Thành vừa cưới trẻ con và ương ngạnh đến nhường nào.

Khi mới quen và yêu nhau, thấy chị Nhung là cô gái ngây thơ, trong sáng, tính tình lại rất hồn nhiên, hay cười, hay nũng nịu nên anh Thành vô cùng yêu quý.

Từ nhỏ đã quen việc chăm sóc các em, nên đối với anh Thành, để chiều chuộng chị Nhung chẳng khó gì.

Tưởng rằng một cô gái 19, 20 tuổi chỉ có những hành động đó với người yêu, ai dè đối với ai, chị Nhung cũng biểu hiện như vậy. Nhất là từ khi về sống nhà vợ, anh Thành càng thấy điều đó rõ rệt hơn.

 Ở nhà, từ trên xuống dưới, từ bố mẹ cho đến người giúp việc, ai ai cũng phải chiều chuộng và không được làm phật ý chị Nhung.

Ngay cả đến anh Thành, mỗi khi thấy vợ quá trớn, anh vừa cau mày mới chuẩn bị quát mà chị đã khóc ré lên. Sợ bố mẹ vợ nghĩ không hay về mình, anh Thành lại nín nhịn, dỗ dành vợ.

Nhiều lúc không chịu nổi cái tính tiểu thư của chị Nhung, anh Thành đã nghiêm túc gọi vợ vào phòng rồi nói chuyện, nhưng chị vẫn chứng nào tật nấy.

Tuy nhiên, điều mà anh cảm thấy không thể chịu đựng nổi và như một sự sỉ nhục với người đàn ông như anh là việc tối nào chị Nhung cũng đòi sang ngủ cùng mẹ.

Mấy ngày sau khi cưới, chị Nhung vẫn còn hứng thú với những điều mới mẻ nên tạm quên những câu chuyện và lời hát ru của mẹ mình.

Nhưng chỉ chưa đầy một tuần sau, cứ đến buổi tối là chị cắp gối chạy sang phòng mẹ. Ban đầu, tưởng rằng vợ đã quen ngủ với mẹ, giờ thấy nhớ nên ngủ một vài tối cũng chẳng sao, anh Thành không có ý kiến gì.

Nhưng cho đến gần một tuần trôi qua, vẫn thấy đêm nào chị Nhung cũng đòi ngủ cùng mẹ, bỏ mặc chồng nên dần dần anh Thành thấy bực tức. Anh góp ý với vợ, nhẹ nhàng phân tích rằng giờ chị đã là gái có chồng, phải từ bỏ thói quen đó đi và phải ngủ cạnh chồng.

Tưởng rằng nói nhỏ nhẹ, thủ thỉ vậy vợ sẽ hiểu ra, ai dè chị Nhung nổi quạu, nói rằng ngủ cùng anh rất khó chịu, không quen chút nào và từ nay chỉ muốn ngủ cùng mẹ thôi.

Nghe những lời vợ nói mà anh Thành giận đến tím mặt. Đã biết là tính vợ trẻ con, nhưng không ngờ còn thiếu suy nghĩ và thiển cận đến mức này.

Nói nhẹ thì không nghe, giận dữ quát mắng thì chị khóc lóc, không biết phải làm thế nào mới có thể khuyên can được.

Cố gắng nuốt giận vào trong, anh Thành lựa lời nhờ mẹ vợ khuyên giải giúp. Biết con rể là người biết suy nghĩ lại tế nhị, còn con gái mình thì chẳng khác nào đứa con nít mới lên ba, mẹ chị Nhung đồng ý.

Lại tiếp tục nhẹ nhàng vừa kể chuyện vừa khuyên con, nhưng nói thế nào chị Nhung vẫn nằng nặc đòi ngủ cùng mẹ mà nhất quyết không chịu ngủ cùng chồng.

Chị kể ra đủ thứ, nào là người anh Thành có mùi, lúc ngủ lại ngáy, hay gác chân, hay ôm chị… khiến chị cảm thấy khó chịu. Ngay cả khi anh Thành đã hứa đủ kiểu để kéo vợ về, nhưng chỉ được một hôm, hôm sau lại đâu vào đấy.

Ức chế, bực bội vì một cô vợ có dễ thương nhưng chẳng giống ai, anh Thành chẳng biết phải làm thế nào.

Có lẽ thời gian yêu rồi đi đến kết hôn quá nhanh đã khiến cả hai chưa kịp hiểu về nhau, mới nảy sinh vấn đề. Buồn chán mà không biết phải làm cách nào, anh Thành từ tốn trình bày với bố mẹ vợ và viết đơn ly dị…

“Quả thật, khi tiếp nhận vụ việc của hai vợ chồng anh Thành, chị Nhung ngay chính tôi cũng không biết phải làm sao.

 Trước giờ đã hòa giải không biết bao nhiêu cặp vợ chồng, mâu thuẫn còn lên đến đỉnh điểm, nhưng chính những vụ việc mà mâu thuẫn tưởng như nhỏ bé thế này lại là cực kỳ khó.

Tính chị Nhung lại rất trẻ con, cố chấp, ít khi chịu nghe lời người khác nên càng khó hơn.

Bản thân anh Thành là một chàng trai biết suy nghĩ, biết chịu đựng, nhưng anh cũng hiểu là đối với một người vợ như chị Nhung, nếu không thay đổi và ít nữa còn có con cái thì còn sống với nhau sẽ còn nhiều mâu thuẫn.

Nhưng may mắn một điều đến khi anh Thành không còn chịu đựng được nữa, nhất quyết đòi ly hôn thì chị Nhung đã kịp hiểu ra và thay đổi.

Suy cho cùng tính cách của chị là do hoàn cảnh mà ra, nên giờ gặp phải những tình huống như vậy, chị cũng phải dần thích ứng.

Và một may mắn nữa là cả hai đều trẻ, vừa mới cưới, tình yêu vẫn còn mặn nồng, nên đến khi bình tĩnh lại và nghĩ rằng sẽ phải xa nhau thì cả hai đều nhận ra những thiếu sót của mình và quyết tâm thay đổi.

Cũng nhờ những điều đó mà tôi mới có thể hòa giải thành công cho đôi vợ chồng này…” – Chị Huyền kể lại.

  • Bạch Dương


[links()]

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT