Thay đèn sợi đốt bằng đèn compact
Bóng đèn sợi đốt thường tỏa ra nhiệt lượng khá lớn và khiến căn phòng trở nên nóng bức hơn. Bạn nên thay thế đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quan compact. Đây là cách giúp tiết kiện điện và làm giảm nhiệt độ trong nhà hiệu quả
Hạn chế nấu ăn trong phòng kín
Khi nấu ăn, bạn nên mở cửa, mở máy hút mùi để giảm mùi thức ăn trong nhà cũng như làm nhiệt độ hạ xuống nhanh hơn. Nếu bạn ở phòng trọ có diện tích hạn chế, hãy cố gắng nấu ăn thật nhanh hoặc nấu ở ngoài trời để sự giảm nóng bức cho căn phòng.
Trồng thêm cây xanh
Trồng thêm cây xanh trong nhà hoặc thiết kế một giàn cây dây leo ngoài ban công sẽ giúp căn nhà thêm xanh mát, làm giảm nhiệt độ trong những ngày hè nóng bức. Ngoài ra, cây xanh còn có tác dụng rất tốt trong việc cản bụi, lọc không khí.
Thay đổi đệm khi trời nóng
Vào những ngày nóng bức, thay vì ngủ trên đệm, bạn hãy sử dụng các loại chiếu trúc, chiếu điều hòa. Ngoài ra, có thể trải chiếu trên mặt sàn để cảm nhận sự mát mẻ.
Kéo kín rèm cửa
Vào những ngày hè nóng bức, bạn nên kéo kín rèm cửa từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Đây là thời điểm ánh nắng mặt trời gay gắt nhất. Đóng kín cửa, kéo rèm che ánh nắng mắt trời sẽ làm giảm sự ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài đến không gian trong phòng, tạo cảm giác mát mẻ hơn.
Làm mát sàn nhà
Với những căn nhà có sàn đá hoa, bạn có thể lau sàn nhà 2-3 lần/ngày bằng nước và để khô tự nhiên. Đây là cách giúp căn nhà luôn có cảm giác mát mẻ.
Sử dụng đá để làm mát
Trong những ngày nóng bức, bạn có thể sử dụng đá để làm mát. Chỉ cần mua một bát đá khoảng 5-10 nghìn đồng và để chúng trước quạt, hơi nước đá bốc lên được quạt thổi đi khắp phòng và giúp căn phòng có cảm giác dễ chịu hơn.
Hạn chế các thiết bị điện
Điện khi được sử dụng sẽ chuyển hóa thành động năng, cơ năng và cả nhiệt năng. Do đó, để giảm nhiệt trong nhà, bạn có thể tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết như đèn, tivi, laptop... Cách này vừa giúp căn nhà mát hơn vừa tiết kiện tiền điện.