Chuyện chưa kể về sự tàn ác của "vua quỷ"

21:30, Thứ năm 29/01/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Thống trị bởi sự tàn ác, quái đản nhất trong lịch sử Đại Việt nên vua Lê Uy Mục được xem là “vua quỷ”.

Vua Lê Uy Mục có tên húy là Lê Tuấn, sinh ngày 5/5/1488. Lê Uy Mục là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê và là con thứ hai của vua Lê Hiến Tông với Chiêu Nhân Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Cận. 

Mô tả ảnh.
Bức tranh của vua Lê Uy Mục

Đến ngày 6/12/1505, vua Lê Túc Tông lâm bệnh nặng nên gọi các quan trong triều đến để truyền ngôi cho hoàng tử Tuấn. Theo vị hoàng đế này, hoàng tử Tuấn là người hiển minh, nhân hiếu, có thể nối được ngôi chính thống, để thừa kế tổ tông, vỗ về nhân dân. Nếu ai không phục tùng thánh chỉ thì người trong nước đoàn kết để giết đi.

Đến khi vua Lê Túc Tông băng hà thì quần thần đã theo di chiếu đưa hoàng tử Tuấn lên ngôi hoàng đế. Đồng thời, đổi niên hiệu là năm Đoan Khánh thứ 1.

Sau khi lên ngôi, vua Lê Uy Mục chỉ ham rượu chè, gái đẹp và giết người. Việc triều chính, vua bỏ bê cho bọn hoạn quan và bên họ ngoại khuynh đảo, lộng hành, chèn ép, vơ vét của cải của dân chúng, khiến cuộc sống của dân chúng vô cùng cực khổ mà không biết kêu ai. 

Ngoài ra, vua Lê Uy Mục còn có những thú vui tiêu khiển quái đản như giết phi tần, cung nhân sau mỗi lần hành lạc hay xem quản tượng đánh nhau… Thậm chí, vị vua tàn ác này còn ra lệnh giết chết tổ mẫu là bà Thái hoàng Thái hậu, tức Trường Lạc hoàng hậu của vua Lê Thánh Tông trước đây vì lẽ thái hậu Trường Lạc có ý không chịu lập Lê Uy Mục lên ngôi vua.

Theo sách sử, khi vua Túc Tông muốn đưa thái tử Tuấn lên nối ngôi thì hoàng thái hậu Trường Lạc kịch liệt phản đối. 

Theo bà, việc hoàng tử Tuấn là con của kẻ nữ tì, xuất thân hèn kém không được giáo dục tử tế, lên ngôi thiên tử là không thế chấp nhận. Nguyên nhân là do hoàng tử Tuấn là con của nô tỳ là bà Nguyễn Thị Cận vốn mồ côi cha từ nhỏ, nhà lại nghèo khó nên tự bán mình cho một biên quan nhỏ ở Đông Đô.

Khi người này phạm tội thì Nguyễn Thị Cận bị triều đình bắt vào làm nô tỳ trong Cấm thành. Bấy giờ bà hoàng hậu Trường Lạc đang phải ở cung riêng, bà Nguyễn Thị Cận được vào hầu hoàng hậu ở đó.

Vua Hiến tông, lúc này đang là thái tử vào thăm mẹ, thấy Nguyễn Thị Cận lần đầu đã đem lòng yêu mến, rồi lấy làm thiếp. Nguyễn Thị Cận sinh hạ được hoàng tử Tuấn, rồi qua đời.

Lúc này Kính Phi, vốn là ái phi của vua Hiến Tông, nhận Tuấn làm con nuôi. Hoàng tử Tuấn biết chuyện giữ trong lòng mối thâm thù. Khi lên ngôi ổn định thì vua Uy Mục bắt bà nội Trường Lạc đem giết, rồi cho nghỉ thiết triều bảy ngày.

Với lòng dạ hẹp hòi, vua Uy Mục đem lòng ghen ghét những người không chịu giúp ông được lên ngôi nên tìm đủ mọi cách giết chết. Riêng những người thuộc tông thất, công thần bị đuổi hết về xứ Thanh.

Trong thời gian cai trị, vua Uy Mục khiến nhiều người bên cạnh phát hoảng vì sự tàn ác khi lạm sát những kẻ vô tội. Mỗi ngày, vua Lê Uy Mục đều sai người đánh nhau làm trò mua vui ngay trong cung điện, nếu làm vua vui thì sẽ được thưởng tiền.

Dù tuổi còn nhỏ nhưng vua Lê Uy Mục lại có sở thích quái đản đó là giết người. Sau mỗi lần uống rượu say mềm thì vua Uy Mục hành lạc với các phi tần, cung nữ. Thế nhưng, sau khi thỏa mãn thì vị vua này lại lôi họ ra sát hại không hề thương tiếc.

Bản thân là kẻ ham chơi, lại tin tưởng mỗi người nhà của mẹ và vợ nên về sau quyền lực đều về tay ngoại thích. Lại được sự hậu thuẫn của vua, nhiều kẻ ngoại thích tỏ ra hống hách, ức hiếp trăm quan, sát hại người dân vô tội. Thường xuyên chịu đựng sự bạo hành, ở đâu cũng vang lên tiếng ai oán nao lòng. Thế nhưng, vua Uy Mục vẫn mãi mê với những cuộc vui “quái đản”. 

Đến năm 1507 tháng Giêng, nhà Minh sai Hà Lộ sang làm lễ viếng Hiến Tông Hoàng Đế, lại sai chánh sứ là Hàn lâm viện biên tu Thẩm Đào, phó sứ là Hứa Thiên Tích mang chiếu thư sang phong vua làm An Nam Quốc Vương, lại ban một bộ mũ áo quan võ bằng da và một bộ thường phục. Thiên Tích thấy tướng vua, đề thơ rằng:
“An Nam tứ bách vận vưu trường/ Thiên ý như hà giang quỷ vương?”. Tạm dịch: “Vận nước An Nam bốn trăm năm rất dài/ Không biết lòng trời như thế nào lại giáng sinh ông vua quỷ sứ.”

Lời thơ của phó sứ nhà Minh nhanh chóng được lan truyền từ triều đình cho đến dân gian. Cũng từ đó, biệt danh “Quỷ Vương” – “Vua Quỷ” gắn với vua Lê Uy Mục.

Chuyện chưa biết về hoàng đế hoạn quan duy nhất Trung Quốc
Hoàng đế hoạn quan duy nhất của Trung Quốc chính là Tào Đằng, ông nội của gian hùng Tào Tháo, nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: mailt
TIN MỚI CẬP NHẬT