Chuyện chưa biết về hoàng đế hoạn quan duy nhất Trung Quốc

20:00, Thứ tư 28/01/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hoàng đế hoạn quan duy nhất của Trung Quốc chính là Tào Đằng, ông nội của gian hùng Tào Tháo, nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc.

Hoạn quan vốn là những người đàn ông được đưa vào hậu cung hầu hạ cho hoàng đế, vì vậy, dù nhiều người quyền lực khuynh đảo triều chính, song không có ai dám nhòm ngó ngôi thiên tử. Thế nhưng, trong lịch sử 3.000 năm của hoạn quan Trung Quốc vẫn có một người đường đường chính chính được phong làm hoàng đế. Đó là Tào Đằng, ông nội của gian hùng Tào Tháo, nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc.

Hoạn quan được người đời nể phục

Tào Đằng tự là Quý Hưng là một hoạn quan nổi tiếng thời Đông Hán. Tào Đằng là con thứ 3 của Tào Tiết, từ nhỏ đã bị đưa vào cung làm hoạn quan.

Sách “Tục Hán thư” của Tư Mã Bưu có ghi lại một câu chuyện nhỏ về Tào Tiết rằng: Nhà hàng xóm của Tào Tiết bị mất một con lợn mới sang nhà Tào Tiết để tìm.

Người hàng xóm này chạy tới chuồng lợn nhà Tào Tiết chỉ vào một con lợn và kiên quyết nói rằng con lợn đó là lợn nhà ông ta. Tào Tiết không muốn tranh chấp với người hàng xóm, để ông ta mang con lợn đó về nhà. Sau đó, con lợn bị mất của nhà hàng xóm tự tìm về nhà, người hàng xóm cảm thấy xấu hổ, vội vàng sang nhà Tào Tiết để xin lỗi, đồng thời trả lợn lại cho Tào Tiết.

Mô tả ảnh.
Chân dung Tào Tháo, hậu duệ của Tào Đằng.

Tào Tiết cũng không để bụng, tươi cười nhận lại con lợn. Chính vì thế, người trong làng đều hết mực ca ngợi Tào Tiết, coi ông ta là con người nhân hậu, khoan dung.

Từ câu chuyện này có thể thấy rằng, Tào Tiết là một nông dân bình thường, thuần phác, nhân hậu, do vậy, việc đưa con trai là Tào Đằng vào cung để làm thái giám có thể là do hoàn cảnh túng quẫn.

Tào Đằng vào cung thời kỳ An đế nhà Hán. Đặng Thái hậu, mẹ An đế thấy Tào Đằng còn trẻ lại trung thực, thì chọn làm người hầu cho thái tử đọc sách. Tào Đằng làm việc cẩn thận chu đáo nên rất được thái tử yêu quý, sau đó cùng kết đôi với con gái nhà họ Ngô và nhận con nhà Hạ Hầu làm con nuôi – tức là Tào Tung, cha của Tào Tháo.

Sau khi Thuận đế lên ngôi, Tào Đằng được nhận chức Trung thường thị. Làm việc hơn 30 năm đều rất cẩn thận, được hoàng đế rất ưu ái. Những người trong họ tộc của Tào Đằng ở quê cũng không vì quan chức của Đằng trong triều đình mà hoành hành bá đạo như những người khác.

Ngoài ra, Tào Đằng cũng thường xuyên tiến cử với Hoàng đế những danh sĩ nổi tiếng như Trần Lưu, Ngu Phóng, Biên Thiệu, Trương Ôn, Hoằng Nông, Trương Hoán,…

Khi đó, có một thái thú ở quận Thục gửi cho Tào Đằng một món lễ vật. Sau này bị quan Thứ sử Ích châu là Chủng Cảo phát hiện ra. Chủng Cảo dâng sớ tố cáo Thái thú quận Thục đồng thời vạch tội Tào Đằng đề nghị triều đình hạch tội cả hai người.

Hoàng đế xem xong sớ của Chủng Cảo nói rằng: “Quà là do người ta đưa đến, không phải tội của Đằng”, do vậy vứt bỏ bức sớ không xem tới nữa. Tào Đằng cũng không vì bức sớ vạch tội của Chủng Cảo mà oán hận.

Sau này, trước mặt Hoàng đế, Tào Đằng thường xuyên ca ngợi Chủng Cảo, nói rằng Cảo là một vị quan có tài, có thể nắm giữ chức vụ quan trọng trong triều đình. Nhờ có lời nói của Tào Đằng, quan chức của Chủng Cảo ngày một lên cao, sau này làm tới chức Tư Đồ.

Sau này, Chủng Cảo có cảm khái nói rằng: “Tôi có thể làm quan tới chức Tư Đồ, tất cả đều là nhờ sự giúp đỡ của Tào Thường thị!” Tào Đằng cai quản gia đình, họ tộc rất tốt, lại thường xuyên kết thân với các danh sĩ, tiến cử những người có tài, vì vậy, mặc dù là hoạn quan nhưng được xã hội rất ca ngợi và khâm phục.

Phế, lập vua chỉ trong một câu nói

Sau khi Hán Thuận đế băng hà, con trai mới vừa đầy 2 tuổi kế vị, chưa đầy một năm sau đã bị chết. Sau những cuộc tranh giành ngai vị trong hoàng tộc, các vị đại thần đều muốn lập Lưu Toán lên ngôi nhưng Đại tướng quân là Lương Ký không chấp nhận và lập con của Bột Hải Hiếu Vương là Lưu Tán lên ngôi.

Mô tả ảnh.
Tạo hình Tào Tháo trên phim ảnh.

Hoàng đế tuy nhỏ tuổi nhưng khá thông minh, nhiều việc đã làm cho Lương Ký lo sợ, nên cuối cùng y tìm cách đầu độc chết vị hoàng đế lên ngôi chưa đầy một năm này. Tới lúc này các đại thần càng tăng áp lực để đưa Thanh Hà vương Lưu Toán lên ngôi, Lương Ký thì muốn lập em rể của mình là Lưu Trí, nhưng thấy thái độ của các đại thần nên vẫn loay hoay chưa biết nên làm thế nào.

Thanh Hà Vương Lưu Toán tuy là người cẩn trọng, đại thần trong triều đều ủng hộ thế nhưng khi Tào Đằng và một số hoạn quan khác đến gặp Lưu Toán thì lại bị y coi thường là lũ hoạn quan ái nam ái nữ. Điều này làm cho bọn Tào Đằng vừa uất hận vừa sợ hãi nên không muốn Lưu Toán lên ngôi.

Tào Đằng liền cùng các hoạn quan khác tới nhà Lương Ký để khuyên nhủ rằng: Tướng quân lâu nay vẫn làm hoàng thân quốc thích quản lý triều chính, quan hệ trong triều phức tạp, không thiếu những sai sót. Thanh Hà vương lại là người nghiêm minh, nếu như lên ngôi thì việc tướng quân gặp nạn chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi. Chẳng bằng lập Lưu Trí lên ngôi, như thế có thể bảo vệ được vinh hoa phú quý.

Lương Ký quả đã nghe theo lời kiến nghị của Tào Đằng. Lập Lưu Trí lên ngôi – tức Hán Hoàn đế. Tào Đằng nhờ thế mà chức vị được thăng tới Đại trường thu gần như là tước vị cao nhất của hoạn quan, lại còn được phong thêm Phí đình hầu.

Hoàng đế hoạn quan duy nhất

Sau khi Tào Đằng chết, con nuôi là Tào Tung (tức là cha của Tào Tháo) kế thừa tước vị. Những năm cuối thời Hoàn đế Tào Tung được phong làm Tư lệ hiệu úy, đến khi Linh đế lên ngôi, lại thăng chức Đại tư nông, Đại hồng lô, quản lý các việc lễ nghi và tài chính trong nước, chức thuộc hàng cửu khanh. Cuối thời Đông Hán còn có chế độ dùng tiền để mua chức, Tào Tung không vừa ý với chức Đại hồng lô của mình, bỏ ra tiền vạn để mua cho mình chức Thái Úy – đứng đầu Tam công. Có thể nói Tào Tung đã đạt đến đỉnh điểm trong con đường chính trị của mình.

Sau khi thấy thế cuộc hỗn loạn, Tào Tung từ quan mà trở về Lạc Dương. Sau khi Đổng Trác tiếm quyền,  Lạc Dương trở thành một nơi hỗn loạn, Tào Tung đem gia quyến về huyện Hoa ở Thái Sơn tránh nạn. Về sau lại đưa con là Tào Đức cùng vợ trở về đại bản doanh của Tào Tháo ở Duyễn Châu. Nhưng mới đi tới Từ Châu thì Trương Khải, người được giao nhiệm vụ hộ tống Tào Tung, không cưỡng nổi sự quyến rũ của vàng bạc châu báu của họ Tào nên đã sai binh lính giết chết y, cướp đi tài sản và chạy về Hoài Nam. Tào Tháo sau đó đã hai lần phát động binh mã đánh Từ Châu để trả thù cho cha của mình.

Dưới sự chỉ huy của Tào Tháo, thế lực của Ngụy càng ngày càng hùng mạnh, cho tới khi Tào Tháo chết Tào Phi lên ngôi thì chính thức lên ngôi Hoàng đế, lập nên nhà Ngụy.

Sau khi Tào Duệ, cháu Tào Tháo, con Tào Phi kế vị đã truy phong Tào Đằng làm Cao hoàng đế, Sau đó nhà Tây Tấn thay Ngụy song danh hiệu này vẫn được giữ. Chính vì vậy, hoạn quan Tào Đằng trở thành một trong năm hoàng đế của vương triều Tào Ngụy và cũng là hoạn quan duy nhất trong lịch sử Trung Quốc được phong hoàng đế.

Cuộc đời nhà tiên tri nổi tiếng nhất Trung Hoa Gia Cát Lượng
Với người Trung Quốc, quân sư Khổng Minh là một nhà tiên tri vĩ đại. Tài tiên đoán, liệu sự như thần của ông khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: trang.nt
TIN MỚI CẬP NHẬT