Chuyện đời sóng gió của hoàng hậu “6 lần lập, 5 lần phế”

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dương Hiến Dung trở thành người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Trung Quốc bị “5 lần phế và 6 lần lập” là hoàng hậu…

Dương Hiến Dung (chữ Hán: 羊獻容, 280 - 322), người huyện Nam Thành, quận Thái Sơn, là hoàng hậu của hai vị hoàng đế là Tấn Huệ Đế của nhà Tây Tấn và Lưu Diệu của nhà Hán Triệu trong lịch sử Trung Quốc. Bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử trở thành hoàng hậu của hai triều đại khác nhau

Sau khi Giả Nam Phong, hoàng hậu vừa xấu xí vừa tàn ác, bị giết chết, triều đình nhà Tây Tấn phải tìm cho ông vua đần độn Tấn Huệ đế Tư Mã Trung một người vợ mới. Người được chọn là  Dương Huyền Chi, xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc. Vào hôm rước dâu đã xảy ra một điềm báo lạ. Khi Dương Hiến Dung mặc xong lễ phục, đội lên chiếc mũ loan gắn châu ngọc, chuẩn bị ra kiệu vào cung thì bỗng nhiên chiếc áo được chuẩn bị công phu bốc cháy ngùn ngụt. Mọi người hốt hoảng cho đây là điềm dữ, nhưng hôn lễ vẫn phải được tiến hành. Cuộc đời của Dương Hiến Dung sau này quả đúng là gặp không ít những truân chuyên, trắc trở.

Chuyện đời sóng gió của hoàng hậu “6 lần lập, 5 lần phế” trong lịch sử TQ
Ảnh minh họa hoàng hậu Dương Hiến Dung

5 lần phế lập

Đúng hai tháng sau khi Dương Hiến Dung trở thành hoàng hậu, Tư Mã Luân tự cho rằng mình đã “yên được lòng dân” nên nghe theo lời xúi giục của tâm phúc Tôn Tú, quyết định phế Tư Mã Trung, tự mình lên làm hoàng đế. Tư Mã Trung bị phế, đương nhiên Hoàng hậu Dương Hiến Dung cũng bị phế theo. Cả hai vợ chồng bị nhốt vào trong ngục tối. Cô tiểu thư xinh đẹp họ Dương chưa kịp tận hưởng sự hạnh phúc được làm một “mẫu nhi thiên hạ” thì đã nếm mùi cay đắng của tù tội. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu của quãng thời gian hơn 10 năm với “sáu lần lập, năm lần phế” của Dương Hiến Dung.

Không lâu sau khi Tư Mã Luân cướp ngôi, các thân vương khác đều cảm thấy bất mãn. Tháng 3 năm 301, Tề Vương Tư Mã Quýnh khởi binh cùng Tư Mã Dĩnh, Tư Mã Ngung tập hợp hơn 10 vạn binh mã kéo về thủ đô Lạc Dương tấn công tiêu diệt Tư Mã Luân. Tư Mã Trung và Dương Hoàng hậu lại một lần nữa được đón về cung. Tuy nhiên, vừa thoát khỏi Luân thì ông vua ngốc nghếch Tư Mã Trung lại bị một thân vương khác thao túng. Và lần này là người vừa mới khởi binh đưa Trung và Dương Hiến Dung ra khỏi nhà ngục – Tề Vương Tư Mã Quýnh.

Quýnh cho rằng mình có công giúp vua trở về ngai vàng nên tự phong mình làm Đại Tư Mã, nắm giữ mọi quyền lực trong triều đình. Hết Tư Mã Luân làm loạn, vừa dẹp xong thì lại đến Quýnh ngông cuồng, ngạo mạn. Chư vương đương nhiên không chịu. Tháng 12 năm sau đó, Tư Mã Ngung, người năm xưa từng giúp Quýnh, liên minh với Tư Mã Dĩnh, Trường Sa Vương Tư Mã Nghệ kéo quân về Lạc Dương trị tội Quýnh.

Đầu tiên, Tư Mã Nghệ tấn công vào Lạc Dương, giết chết Quýnh. Thế nhưng, sau khi giết Quýnh thì Nghệ lại tự mình thay thế vị trí của Quýnh, làm Đại Tư Mã. Vì thế, Tư Mã Ngung và Tư Mã Dĩnh lại kéo quân đến vây thành Lạc Dương, đòi giết Nghệ. Tháng giêng năm 304, sau khi giành thắng lợi, Tư Mã Ngung và Tư Mã Dĩnh kéo nhau vào Lạc Dương, ép Tư Mã Trung phải phế truất Dương Hiến Dung cũng như hoàng thái tử Tư Mã Đàm làm thứ dân. Tháng 2 năm đó, Dương Hiến Dung bị phế làm thứ dân, giam ở thành Kim Dung. Lần thứ hai người phụ nữ xinh đẹp này bị tước mất ngôi hoàng hậu.

Tuy vậy, chưa đầy nửa năm sau đó, Tư Mã Dĩnh bị các thân vương do Tư Mã Việt dẫn đầu đánh bại, phải trốn về Nghiệp Thành. Một lần nữa, hoàng đế Tư Mã Trung đón Dương Hiến Dung trở lại cung với ngôi vị hoàng hậu. Sau đó, Trung dẫn quân tới Nghiệp Thành trị tội Dĩnh nhưng bị Dĩnh đánh bại và bắt sống. Khi nhận được tin Tư Mã Trung thất bại tại Nghiệp Thành, một bộ tướng cũ của Tư Mã Nghệ là Trương Phương đã xông thẳng vào thành Lạc Dương, khống chế triều đình và lần thứ ba, ra lệnh phế truất Dương Hiến Dung làm thứ dân.

Không lâu sau, Trương Phương đánh bại Tư Mã Dĩnh, bắt được hoàng đế Tư Mã Trung. Sau khi khống chế hoàng đế, Trương Phương ép ông dời Lạc Dương về Trường An. Sau khi Tư Mã Trung bị bắt đi Trường An, các quần thần còn ở lại Lạc Dương tự tổ chức thành một triều đình nhỏ và đưa hoàng hậu Dương Hiến Dung về làm người đứng đầu về mặt danh nghĩa. Biết chuyện này, Trương Phương đã ép Tư Mã Trung ra lệnh phế truất Dương Hiến Dung một lần nữa. Lần thứ 4 Dương Hiến Dung bị phế truất.

Cũng chưa phải là lần làm hoàng hậu cuối cùng…

Chuyện đời sóng gió của hoàng hậu “6 lần lập, 5 lần phế” trong lịch sử TQ
Vị hoàng hậu nổi tiếng xinh đẹp của TâyTấn

Tháng 11 năm đó, tướng quân Chu Quyền giả tuyên bố nhận được mật chiếu của Tư Mã Trung, tự phong là Bình Tây Tướng quân, và một lần nữa khôi phục ngôi vị của Hoàng hậu Dương Hiến Dung. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, Chu Quyền lại bị viên quan đứng đầu Lạc Dương là Hà Kiều tiêu diệt. Vừa được đưa trở lại ngai hoàng hậu chưa bao lâu, Dương Hiến Dung lại bị Hà Kiều hạ lệnh phế truất, tổng giam vào thành Kim Dung. Đây là lần thứ 5 Dương Hiến Dung bị phế truất.

Tại Trường An, Tư Mã Ngung mượn danh nghĩa Tư Mã Trung tự phong mình làm Thái tể. Ngung cho rằng, Dương Hiến Dung xuất thân danh gia vọng tộc, lại là hoàng hậu, để cô ta sống sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, Tư Mã Ngung đã làm giả chiếu thư của Tư Mã Trung, vu khống Dương Hiến Dung tội làm phản và yêu cầu các quan viên của triều đình còn lại ở Lạc Dương giết Dương Hiến Dung.

Âm mưu sát hại hoàng hậu của Tư Mã Ngung một lần nữa lại chọc giận các thân vương khác khi nhiều người cho rằng, nó đã lộ rõ dã tâm của Ngung. Các thân vương lại cùng nhau khởi binh, tôn Tư Mã Việt làm minh chủ kéo quân thảo phạt Tư Mã Ngung. Tháng 5 năm 306, Tư Mã Việt công hạ thành Trường An. Tháng 6, Tư Mã Trung lại được đưa ra khỏi thành Kim Dung, trở lại với ngôi hoàng hậu.

Còn tiếp….

Số phận những công chúa cuối cùng của hoàng tộc TQ
Số phận những công chúa cuối cùng của hoàng tộc TQ
(Khám phá) - (Phunutoday) - Sinh ra trong gia đình hoàng tộc, cứ tưởng cuộc sống, tình yêu luôn là màu hồng... nào ngờ có những nàng công chúa quá bất hạnh.
Giải mã điều bí ẩn lớn nhất về đệ nhất quan tham Hòa Thân
Giải mã điều bí ẩn lớn nhất về đệ nhất quan tham Hòa Thân
(Khám phá) - (Phunutoday) - Người ta tính tổng tài sản của Hòa Thân bị tịch thu sau khi thất sủng bằng 15 năm ngân khố quốc gia. Vì sao Hòa Thân giầu có đến như vậy?
Bí mật đằng sau chuyện ái ân chốn hậu cung
Bí mật đằng sau chuyện ái ân chốn hậu cung
(Khám phá) - (Phunutoday) - Người Trung Quốc luôn có nhiều bí quyết lạ và chuyện gối chăn của các Hoàng đế tất nhiên cũng không là ngoại lệ.
Số phận bi thảm của 2 vị hoàng hậu từ kỹ nữ…rồi đi ăn xin
Số phận bi thảm của 2 vị hoàng hậu từ kỹ nữ…rồi đi ăn xin
(Khám phá) - (Phunutoday) - Việc một thái hậu và một hoàng hậu mở kỹ viện làm kỹ nữ đã trở thành chuyện kinh thiên động địa có một không hai trong lịch sử cổ đại.
Cuộc đời nghiệt ngã của các phi tần sau khi hoàng đế qua đời
Cuộc đời nghiệt ngã của các phi tần sau khi hoàng đế qua đời
(Khám phá) - (Phunutoday) - Mỗi triều đại đều có những quy định riêng về số phận các phi tần sau khi hoàng đế băng hà.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

Thu

TIN MỚI CẬP NHẬT