Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi phải ra đi trong cô đơn?

13:00, Thứ tư 16/09/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nếu một ngày bạn tự hỏi bạn có ra đi trong cô độc hay không, sẽ có hai câu trả lời cho điều đó.

Chợt một ngày đọc lướt qua một mẩu tin về những cái chết bí ẩn mất xác rồi bỗng ba tuần sau, một anh đưa thư nào đó phát hiện ra cái xác bởi cái thứ mùi hôi thối thoang thoảng cạnh những hộp thư và những cái xác ghê rợn đang bị phân hủy cùng những bộ phận bị xé nát bên 17 con mèo vây quanh.

Những câu chuyện được viết như thế, cho dù dựa trên thực tế hay là tưởng tượng, chẳng qua cũng chỉ là một biểu hiện của những kẻ sợ bị người đời lãng quên, sợ bị người thân bỏ rơi, sợ bị con cái phớt lờ, bị bạn bè xa lánh hay bị hôn nhân đổ vỡ. Vượt ra khỏi giới hạn của lịch sử, thời gian và văn hóa, tất cả những con người đó, những nỗi sợ đó cứ quanh quẩn, vảng vất quanh chúng ta cho đến khi chúng ta chợt nhận ra mình chẳng còn gì để sợ nữa, cho tới khi nhận thấy chẳng còn chỗ cho những mối quan hệ chồng chéo trong một cuộc sống bên lề xã hội vô hình ngoài kia.

co-don-phunutoday-vn
Cô đơn (Ảnh minh hoạ)

Nhưng đó là trường hợp tồi tệ nhất. Nếu không con người ta sợ chỉ còn lại một mình mình, nó không phải nỗi sợ cô đơn, chẳng qua chỉ cái nỗi lo hư ảo về những định kiến hay kì thị của người đời cho mình. Quay lại với câu chuyện về cái chết của người bị mất xác cùng hình ảnh 17 con mèo đang xâu xé, có lẽ ông ấy đã có một khoảng thời gian thoải mái để lũ mèo hưởng thụ thân xác hoang tàn ốm yếu ấy, ít ra ông ta vẫn có chút an ủi với một sự ra đi không đơn độc bên lũ mèo, trong khi mọi người đều cho rằng đó là một cái chết đáng thương khắc khổ, hoặc kẻ ra đi có lẽ là một người cay độc nên phải chịu cái chết đau đớn và hoang dại đến thế.

Nỗi cô đơn có thể mang cho bạn những điều mà không một mối quan hệ nào có thể mang lại, đó là con đường kết nối với các thần linh. Nghe có vẻ hư ảo hay nhảm nhí nhưng những khi tôi một mình, trong yên lặng tôi lại có được những dòng cảm xúc sâu xắc nhất về thế tục, những trực giác rõ ràng cùng sự tập trung cao độ. Có lẽ khi ở một mình, thậm chí cứ một mình như thế trong một khoảng thời gian dài lại là cách tạo ra những tác phẩm mang ý nghĩa thực sự, một dự án nghệ thuật hay nghiên cứu khoa học, vật lý lý thuyết hay giả thuyết triết học. Điều này không có nghĩa là tôi ca tụng hay đề cao chủ nghĩa cô đơn, có chăng chỉ là một cái nhìn khác của vấn đề. Không phải nỗi cô đơn nào cũng là đáng thương, là không tốt, là phải chốn tránh. Đó chưa chắc đã là hạnh phúc, nhưng cũng không hẳn là nỗi buồn, quan trọng là những kẻ sống trong cô đơn ấy vẫn ngang nhiên sống như thế mà chả buồn quan tâm kẻ khác nghĩ gì.

Một mối quan hệ người ta hay gọi là thuần khiết, không tình dục cũng chẳng vụ lợi, chỉ là luôn ở đó khi cần nhau, có lẽ là một trong những thứ đáng quý của cuộc đời và kết bạn vẫn luôn là một kĩ năng cần được nuôi dưỡng là vì thế. Chẳng có gì trên thế giới này cô đơn hơn việc bạn đang ở trong một mỗi quan hệ mà lại luôn cảm thấy đơn độc, hay là trung tâm của một gia đình mà người ta coi bạn như cỏ rác, hoặc ‘sa lưới’ vào một cuộc hôn nhân mà bạn chẳng được là chính mình và cảm giác giống như bạn đang dối trá vậy.

Nói tới những nhà hoạt động chống hạt nhân, những người biểu tình đòi quyền bình đẳng và công lý, những thế hệ xông pha vì lợi ích xã hội, bảo vệ con người, bảo vệ thế giới…họ là những người giỏi việc kết bạn, sở hữu các mối quan hệ từ thân thiết đến nhạt nhòa lan trải khắp nơi nhưng suy cho cùng họ có được niềm vui thực sự hay là những tháng ngày người ta vẫn cho là vĩ đại bên sự ngưỡng mộ của trăm người rồi quay lại có bao nhiêu người thực lòng mến mộ?

Đằng sau một cuộc
Đằng sau một cuộc "hôn nhân mở"
(Xi nhan) - (Phunutoday) - Cô đã từng hoang tưởng mà cho rằng hôn nhân của mình là đủ đầy, là hoàn hảo, là thứ hạnh phúc hiếm hỏi mà không phải ai cũng có được.

Con đường đi đến sự đảm bảo không ra đi trong đơn độc là một thách thức lớn, đặc biệt đối với nền văn hóa Anglo-America khi họ phân biệt người già là những kẻ vô giá trị và họ trao thưởng cho những gia đình hạt nhân (gia đình chỉ gồm hai thế hệ_cha mẹ và con cái sống chung) thay vì những gia đình truyền thống (gia đình gồm nhiều thế hệ sống chung) và tách người lớn tuổi vào một nhóm riêng biệt ‘cộng đồng nghỉ hưu’ như thể những người già ấy là những thành phần đáng xấu hổ vậy. Nhưng thật may mắn cái thứ văn hóa đó lại không tồn tại ở Ấn Độ, Ý, Mỹ Latin, Nam Phi hay Đông Nam Á. Ở những nơi này, tuổi tác cao gắn liền với sự tôn trọng và xã hội cũng dốc sức quan tâm để đảm bảo họ không sống và ra đi trong cơ cực, đơn côi.

Nỗi sợ phải đối mặt với cô đơn sẽ khiến bạn muốn chắc chắn điều đó đừng xảy ra. Nếu bạn đang ở lứa tuổi từ 30 đến 70, bạn có sức khỏe, có tiền bạc, có thời gian và bạn đánh một câu hỏi ngớ ngẩn theo kiểu ‘có phải tôi sẽ ra đi trong cô đơn?’ lên Google thì bạn sẽ có được những câu trả lời theo kiểu: Hãy tham gia một nhóm sinh hoạt nào đó, đăng kí một khóa học, trở thành tình nguyện viên cho một tổ chức nhân đạo hoặc làm bất cứ điều gì bạn hứng thú.

Bất cứ điều gì khiến bạn thích thú như việc học điều gì đó mới mẻ, tạo ra thứ gì đó đẹp đẽ hay giúp đỡ người khác đều là những cách cho bạn thấy tiềm năng của bản thân và số phận của mình với những người khác. Có thể bạn không tin nhưng sẽ luôn luôn tồn tại ít nhất một người nào đó trên thế giới này cần và mong muốn có sự giúp đỡ của bạn, sự am hiểu của bạn, sự khôn ngoan, tài năng của bạn và chính sự thương hại và nỗi sợ hãi của bạn là rào cản giữa bạn và những người ấy.

Nếu một ngày bạn tự hỏi bạn có ra đi trong cô độc hay không, sẽ có hai câu trả lời cho điều đó. Một là bạn sẽ không ra đi trong cô đơn bởi chính nỗi sợ đó của bạn đã khiến bạn tìm mọi cách để điều đó không xảy ra và bạn sẽ trút hơi thở cuối cùng bên bạn bè, con cái và người bạn đời mà bạn đã lựa chọn. Hai là bạn sẽ ra đi trong cô độc nhưng chưa phải là cô đơn bởi hằn sâu trong nỗi cô đơn của bạn là cả một tâm hồn kết nối với cả thế giới năng động ngoài kia, bạn vẫn mỉm cười, vẫn học hỏi, vẫn cho đi và sự ra đi như thế cũng tuyệt vời lắm chứ.

Trò chơi trốn tìm
Trò chơi trốn tìm
(Xi nhan) - (Phunutoday) - Tôi từng biết Sandra, một cô bé 4 tuổi gần như không nói gì khi ra ngoài và chỉ rất hiếm khi mở miệng khi cô ở nhà.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyen Thuy Quynh