Chuyện hôn nhân bất hạnh của Neil Armstrong

06:19, Thứ sáu 07/09/2012

( PHUNUTODAY ) - "... Hôn nhân của chúng tôi giống như một lần bay thất bạihellip; Nếu như có thể, tôi vẫn muốn nói, tôi yêu vợ mình. Tôi rất xin lỗi, hôn nhân của tôi chính là cái giá mà tôi phải trả cho thành công của mình”.

Được lưu danh trong lịch sử với tư cách là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng, tuy nhiên, cái giá mà Neil Armstrong phải trả cho điều đó cũng không phải là ít. Không chỉ bạn bè, đồng sự thay đổi cách nhìn về ông mà người vợ đã ở bên cạnh ông suốt 38 năm cũng đã quyết định bỏ ông mà đi…

Neil Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại Wapakoneta thuộc bang Ohio, là con trai cả của ông Stephen Koenig Armstrong và bà Viola Louise Engel. Do Stephen là một nhân viên công vụ trong chính quyền bang Ohio, thường xuyên phải điều chuyển công tác, vì vậy, trong suốt 14 năm đầu đời của Neil Armstrong, gia đình ông chuyển nhà tới 16 thành phố khác nhau.

Tuy nhiên, cuối cùng, gia đình ông vẫn quay trở về Wapakoneta. Năm 1947, vừa bước sang tuổi 18, Neil Armstrong thi đỗ vào Đại học Purdue. Hai năm sau, khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, Neil Armstrong phục vụ trong Hải quân Mỹ 3 năm.

Sau khi trở về, Neil Armstrong tiếp tục theo học đại học và tốt nghiệp vào năm 1955. Sau đó, Neil Armstrong nhận được bằng thạc sĩ chuyên ngành hàng không của Đại học Nam California.

Trong thời gian học tại Đại học Purdue, Neil Armstrong đã quen biết và yêu Janet Elizbeth Shearon, người vợ đầu của ông sau này. Sau khi tốt nghiệp Đại học Purdue, Neil Armstrong quyết định sẽ trở thành một phi công bay thử.

Ban đầu khi đăng ký, Neil Armstrong nộp đơn lên trung tâm nghiên cứu phi hành Dryden, thuộc Căn cứ Không quân Edwards, tuy nhiên, do nơi đây đã đủ người nên Neil Armstrong được sắp xếp sang trung tâm nghiên cứu Glenn. Sau năm tháng, Neil Armstrong lại được đưa về Căn cứ Edwards.

Neil Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại Wapakoneta thuộc bang Ohio
Neil Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại Wapakoneta thuộc bang Ohio nước Mỹ.

Khi Neil Armstrong trở thành phi công bay thử vào năm 1955, ông đã quyết định đính hôn với Janet. Tới 28/1/1956, hai người tổ chức hôn lễ tại Illinois. Khi được điều về Căn cứ không quân Edwards, mặc dù đã kết hôn, song Neil Armstrong phải sống trong một căn phòng đơn theo tiêu chuẩn của mình ngay bên trong căn cứ.

Trong khi đó, vợ của ông, bà Janet thì sống tại khu Westwood gần Los Angeles. Sau đó không lâu, hai người chuyển tới sống cùng nhau tại Antelope Valley. Janet, vợ của Neil Armstrong do chuyện kết hôn với ông đã không thể hoàn thành việc học của mình ở trường. Và cho tới tận sau này, Janet vẫn còn ân hận vì việc đó.

Neil Armstrong và Janet có với nhau 3 đứa con: Eric, Karen và Mark. Tháng 6/1961, trong khi Neil Armstrong vẫn còn là một phi công bay thử tại Căn cứ không quân Edwards, cô con gái duy nhất Karen đã được các bác sĩ phát hiện có một khối u ác tính trong não.

Việc trị liệu bằng X quang đã có tác dụng trong việc ngăn chặn khối u, song Karen đã mất đi khả năng đi lại và giọng nói. Ngày 28/1/1962, đúng vào ngày kỷ niệm ngày cưới của Neil Armstrong và Janet, Karen đã qua đời vì bệnh viên phổi. Đó cũng là thời điểm Neil Armstrong quyết định trở thành một phi hành gia.

Ngày 17/9/1962, Neil Armstrong trở thành một trong 9 phi hành gia thuộc thế hệ thứ 2 tham gia tập luyện. Neil Armstrong trở thành  phi hành gia đầu tiên không xuất thân từ quân đội. Tới năm 1966, Neil Armstrong trở thành chỉ huy Gemini 8, lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ bay vào vũ trụ.

Lần đó, do trục trặc kỹ thuật, Neil Armstrong suýt nữa đã bỏ mạng trên vũ trụ tuy nhiên, may mắn là ông vẫn hoàn thành được nhiệm vụ.

Hai năm sau, trong một lần thực hiện chuyến bay mô phỏng đáp lên Mặt trăng, Neil Armstrong đã bị rơi từ độ cao 30 mét xuống đất. Nếu như là trong thực tế, chắc chắn Neil Armstrong đã không thể sống sót.

Sau thất bại lần đó, Neil Armstrong quay về văn phòng, làm công việc giấy tờ trong một quãng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cuối cùng Neil Armstrong vẫn vượt lên được và trở phi hành gia chỉ huy trên tàu Apollo 11 thực hiện chuyến bay có người lái đầu tiên lên của nhân loại lên Mặt trăng.

Từ năm 1961, Tổng thống Mỹ Kennedy yêu cầu các phi hành gia lên Mặt trăng phải trở về Trái đất một cách an toàn. Để thực hiện kế hoạch đưa người lên Mặt trăng, Mỹ đã tiêu phí 2,4 tỉ đô la Mỹ với sự huy động 400 ngàn nhân lực.

Neil Armstrong từng nói, lúc bấy giờ, ông và hai người đồng sự của mình mang theo hy vọng của cả quốc gia. “Chúng tôi mong có thể làm được tốt nhất, hy vọng sẽ không phạm phải bất cứ sai lầm nào”, Neil Armstrong sau này nói.

Bốn ngày sau khi Apollo 11 cất cánh, Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã thử đáp xuống Mặt trăng. Tuy nhiên, hệ thống tự động của khoang Mặt trăng suýt nữa đã giết chết cả hai người.

“Hệ thống tự động đã mang chúng tôi tới một khu vực núi hình tròn rất lớn, tương đương một sân vận động, vách núi lởm chởm đồng thời trên đó còn có vô số những viên đá lớn cỡ những chiếc ô tô tải. Đó hoàn toàn không phải là nơi hạ cánh theo dự định ban đầu của chúng tôi”.

Neil Armstrong đã quyết định tắt hệ thống tự động dùng tay điều khiển khoang Mặt trăng tới một địa điểm an toàn hơn để hạ cánh. Tuy nhiên, việc này đã khiến họ hao phí không ít nguồn nhiên liệu quý giá.

Lúc bấy giờ, gần một tỉ người trên thế giới theo dõi quá trình đáp xuống bề mặt Mặt trăng của ba phi hành gia người Mỹ. Cuối cùng, sau một thời gian chờ đợi, họ được nghe thấy giọng nói của Neil Armstrong từ trên Mặt trăng.

Đó cũng là lúc, Neil Armstrong đặt bước chân đầu tiên của loài người lên bề mặt Mặt trăng và nói câu nói nổi tiếng: "Đây là bước đi nhỏ của một con người, nhưng là bước tiến lớn của nhân loại".

Sau này, Neil Armstrong nói rằng, ban đầu ông chỉ được chọn là người chỉ huy trong nhiệm vụ bay lên Mặt trăng. Tuy nhiên, tình huống đặc biệt đã khiến ông trở thành người đầu tiên trong lịch sử nhân loại bước chân Mặt trăng.

Thời gian Neil Armstrong và Buzz Aldrin ở trên Mặt trăng không tới một ngày. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, họ đã thực hiện hàng loạt các thí nghiệm đã được lên kế hoạch từ trước.

Tuy nhiên, chỉ chừng ấy thời gian cũng đủ khiến họ trở thành những ngôi sao nổi tiếng khắp thế giới. Để kỷ niệm thành công của Neil Armstrong, ngọn núi ở ngay gần địa điểm nơi Neil Armstrong đáp xuống Mặt trăng được đặt tên là “Arstrong”.

Với việc trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng, Armstrong vụt sáng để trở thành một biểu tưởng đáng tự hào của rất nhiều thế hệ người Mỹ. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều thanh niên Mỹ coi ông là một tấm gương sáng để noi theo.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện "bước tiến dài của nhân loại" trên mặt trăng vào năm 1969, nhà du hành Neil Armstrong duy trì cuộc sống bình lặng và tránh xa ánh hào quang của quá khứ. Ngay sau chuyến bay lên Mặt trăng, Armstrong tuyên bố ông sẽ không bay lên vũ trụ nữa.

Ông từ bỏ mọi chức vụ tại NASA vào năm 1971 và nhận công việc giảng dạy tại khoa Cơ khí Hàng không của Đại học Cincinnati ở bang Ohio cho tới năm 1979. Ông rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Vô số công ty muốn ông trở thành người phát ngôn của họ, nhưng ông liên tục từ chối.

Thậm chí, sau này, Neil Armstrong còn mua một trang trại ở vùng xa xôi để sống một cuộc sống “ẩn dật”. Ông từng than thở rằng: “Không biết phải mất bao nhiêu thời gian người ta mới không coi tôi là một phi hành gia nữa”.

Được lưu danh trong lịch sử với tư cách là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng, tuy nhiên, cái giá mà Neil Armstrong phải trả cho điều đó cũng không phải là ít. Không chỉ bạn bè, đồng sự thay đổi cách nhìn về ông mà người vợ đã ở bên cạnh ông suốt 38 năm cũng đã quyết định bỏ ông mà đi.

Do công việc của một phi hành gia quá bận rộn, Neil Armstrong không có nhiều thời gian dành cho gia đình. Ông gần như không tham gia vào việc chăm sóc và dạy dỗ hai đứa con trai. Sau khi Neil Armstrong lên Mặt trăng trở về, cuộc sống của ông càng trở nên đảo lộn.

Vợ ông, Janet, người đứng sau tất cả thành công của ông trước kia bắt đầu thấy chán ghét cuộc sống gia đình mà họ đang có. Cuối năm 1989, Neil Armstrong nhận được một mẩu giấy mà Janet gửi lại trên bàn ăn. Janet muốn được ly hôn với ông.

Tới năm 1994, Neil Armstrong và người vợ sống bên cạnh ông trong suốt 38 năm chính thức ly hôn sau nhiều năm sống ly thân. Sau này, khi nhớ lại biến cố ấy, Neil Armstrong vẫn luôn nói rằng:

“Tôi muốn giữ cô ấy lại, nhưng trong tình thế lúc bấy giờ tôi có thể nói gì được? Hôn nhân của chúng tôi giống như một lần bay thất bại… Nếu như có thể, tôi vẫn muốn nói, tôi yêu vợ mình. Tôi rất xin lỗi, hôn nhân của tôi chính là cái giá mà tôi phải trả cho thành công của mình”.

Neil Armstrong kết hôn với người vợ thứ hai, Carol Held Knight ít lâu sau khi chính thức có quyết định ly hôn với Janet. Hai người quen nhau trong một trận đánh golf và rất tâm đầu ý hợp mặc dù không nói chuyện với nhau nhiều.

Thời gian sau đó, Neil Armstrong vẫn tiếp tục cuộc sống âm thầm và tránh xa ánh hào quang của mình. Ông mất ngày 25/8 vừa qua ở tuổi 82.

  • Hà Phương

[links()]
 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc