Ngoài tên gọi trầu bà, người ta còn biết đến cây cảnh này với những tên gọi như thạch cam tử, vạn niên thanh leo, hoàng tam điệp… Đây là cây cảnh có thân mềm, lá xanh mướt và có hình trái tim độc đáo.
Trong phong thuỷ, trầu bà cũng là cây cảnh mang ý nghĩa tốt lành. Nếu trồng trong nhà có thể giúp gia chủ xua đuổi vận xui, thu hút may mắn, tiền tài vào cửa. Đặc biệt, cây cảnh này có khả năng thanh lọc không khí, có thể hấp thụ bụi bẩn cũng như các chất độc hại… nên giúp không khí trong nhà lúc nào cũng thoáng đãng, sạch sẽ hơn.
Có lẽ vì những lợi ích này mà nhiều người yêu thích và mua cây về trồng trong nhà. Dù trồng cây cảnh lâu năm nhưng không phải ai cũng biết “nhu cầu ánh sáng" của trầu bà.
Có nên cho trầu bà tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không?
Vì trầu bà là cây cảnh ưa môi trường nửa râm mát nên người ta thường mua về trồng trong nhà, nhất là những vị trí như phòng khách, phòng bếp hoặc phòng ngủ… Khi trồng trầu bà, bạn nên đặt chậu cây cảnh ở những nơi thoáng mát, khô ráo như bậu cửa sổ ban công hướng Bắc, cửa sổ hướng Đông - Tây… vào mùa hè và thu. Sở dĩ như vậy là vì những vị trí này có ánh sáng tán xạ vừa đủ nên cây có thể sinh trưởng mạnh mẽ, lá lúc nào cũng xanh đậm bắt mắt. Trong trường hợp không muốn di chuyển chậu cây, bạn có thể đặt chậu ngoài ban công hướng Nam. Tuy nhiên cần tránh những vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì có thể làm lá cây bị cháy nắng.
Còn vào mùa đông, bạn nên chuyển các chậu cây trầu bà đến những nơi có nắng và ấm áp như ban công hướng Nam. Khi đó, chậu cây vẫn nhận được ánh sáng mặt trời nhưng ôn hoà hơn, nhờ vậy mà cây trầu bà lúc nào cũng khoẻ mạnh, lá xanh tốt.
Dù vậy, bạn cũng không nên đặt chậu trầu bà một thời gian dài ở những vị trí không có ánh sáng tán xạ như phòng bếp, phòng tắm, phòng làm việc, phòng khách…. Nếu đặt cây ở những nơi như vậy, cành và thân cây dần dài ra, khoảng cách giữa các lá cũng xa hơn và khiến dáng cây mất đi vẻ thẩm mỹ, màu lá nhạt đi…
Khi trồng trầu bà ngoài trời, bạn cần che chắn cho cây cẩn thận để tránh làm chúng tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, đặc biệt là những ngày mùa hè nóng nực. Nếu không may để trầu bà phơi nắng quá lâu mùa hè, lá cây có thể nhỏ lại và màu sắc lá cũng nhạt hơn. Ngoài ra, ánh nắng trực tiếp cũng làm mép lá dễ bị cháy nên bạn cần chú ý khi chăm sóc trầu bà.
Những lưu ý khi chọn đất trồng cây trầu bà
- Đất là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần đặc biệt lưu ý trong quá trình trồng và chăm sóc cây trầu bà.
- Nên chọn những loại đất tới xốp, màu mỡ, không quá cằn cỗi và không bị nén chặt. Bên cạnh đó, cần thay đất khoảng hai năm một lần để cây luôn có đủ dinh dưỡng phát tiênr.
- Vào những thời điểm trầu bà sinh trưởng mạnh mẽ như mùa xuân, bạn nên bổ sung phân đạm cũng như phân pha loãng.