Tác dụng của "vi ô lông"
Lông vùng kín có tác dụng giữ sạch cho "cô bé". Vì khi mồ hôi chảy từ phần trên cơ thể xuống, gặp lớp lông này, mồ hôi sẽ bị cản lại và phải chảy về hai bên bẹn, giúp vùng kín được giữ sạch.
Nhưng lông vùng kín của chị em rất rậm rạp và là nơi ít thông thoáng nhất, dễ ẩm ướt. Nên nếu không vệ sinh sạch sẽ rất dễ dấn đến lông mu lại có "tác dụng ngược", đó là tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nấm hoành hành, dễ gây viêm nhiễm, mất vệ sinh cho "cô bé".
Có nên "dọn dẹp" vùng kín
Thời gian gần đây, chị Thanh thấy ngứa ở vùng ngoài cơ quan sinh dục. Chị đi khám phụ khoa, bác sĩ phát hiện tình trạng ngứa này không phải do viêm nhiễm vùng kín mà là do những chú rận trú trong đám lông. Để thoát nạn rận, chị Thanh phải cạo bỏ hết và sau đó, chị tạo thói quen mỗi tuần tẩy "vi ô lông” một lần bằng cách tự cạo.
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa thì việc xuất hiện rận ở lông mu có thể do lây từ bạn tình. Tuy nhiên, những con rận cũng có thể tự xuất hiện nếu người phụ nữ vệ sinh vùng kín không sạch. Điều này càng dễ xảy ra khi lông quá dày rậm, tương tự như tình trạng đầu bẩn sẽ sinh ra chấy vậy. Khi đã có rận, người phụ nữ nhất thiết phải triệt lông vùng kín để những ký sinh trùng này hết chỗ trú ẩn.
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà, lông vùng kín của chị em rất rậm rạp và là nơi ít thông thoáng nhất, dễ ẩm ướt, nếu không vệ sinh sạch sẽ rất dễ dẫn đến bệnh phụ khoa.
“Lông vùng kín không có tác dụng bảo vệ vùng âm đạo như nhiều người nghĩ, nên việc loại bỏ nó sẽ không gây hại. Cái hại chỉ nằm ở cách lựa chọn phương pháp tẩy lông. Tuy nhiên, chị em không nên chạy theo cách làm đẹp kỳ quái như waxing theo hình logo, chữ… Ngoài ra, một số phụ nữ tìm thấy khoái cảm khi chồng có cử chỉ âu yếm lông vùng nhạy cảm, khi đó nếu waxing sẽ không có lợi” - BS Dung nói.
Theo bác sĩ Dung, chị em có thể gặp phiền toái về sức khỏe không phải vì không có lông vùng kín, mà là do các phương pháp tẩy lông. Bởi không phương pháp nào an toàn 100%. Chẳng hạn, việc dùng dao cạo nếu không cẩn thận có thể gây sây sát vùng kín. Ngoài ra, lông mọc lại sẽ rất cứng.
Mai, nhân viên văn phòng, từng gặp chuyện dở khóc dở cười vì điều này. Sau một lần tám chuyện với các nữ đồng nghiệp, cô quyết định làm vùng kín của mình gợi cảm hơn cho chồng bất ngờ, nên đã “mượn tạm” ông xã bộ dao cạo để “làm cỏ”. Quả thật chồng Mai rất bất ngờ và hài lòng với sự đổi mới của vợ. Nhưng một tuần sau, khi đang âu yếm nhau, vừa chạm tay đến “vùng tam giác”, anh đã giật mình rụt tay lại vì những sợi cứng vừa nhú lên, cuộc vui thế là kết thúc sớm.
Bạn hãy thử hình dung mà xem nhé, khi lông vùng kín bắt đầu mọc lại chúng sẽ làm cho bạn ngứa ngáy, cộm hơn. Cao hơn nữa là khi bạn diện đồ lót, chúng sẽ tua tủa thẳng tắp như “chông” không có độ dài mềm mại. Đồng thời việc cạo lông vùng kín thường xuyên còn gây kích thích sự phát triển và làm cho chúng ngày càng cứng, rậm hơn.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều chị em dùng waxing để "dọn dẹp" cô bé, mà không hề để ý đến ảnh hưởng của nó đến sức khỏe vùng kín. Việc waxing nghĩa là cắt tỉa bớt vùng lông rậm rạp, sau đó bôi một lớp keo nóng nhẹ lên lớp da và lông rồi dùng vải mềm đắp lên cho lớp lông dính vào vải và giật mạnh dể tẩy vùng lông đó đi. Cách làm này rất dễ gây tổn thương các lỗ chân lông, đặc biệt là ở những vùng da nhạy cảm như vùng kín. Các lỗ chân lông bị tổn thương sẽ có nguy cơ viêm tắc rất cao do vùng da này thường xuyên bị bịt kín, nóng và ẩm, không được thoáng khí.
Vì vậy, để giữ sức khỏe cho cơ quan sinh dục, chị em nên chịu khó vệ sinh sạch sẽ. Còn vấn đề thẩm mỹ khi đi biển thì nên khắc phục bằng cách chọn quần bơi có đệm ở vùng tam giác, chứ không nhất thiết phải tẩy lông vùng kín.
Bên cạnh đó, nếu lông vùng kín dài quá, bạn chỉ cần tỉa gọn nó ngắn hơn một thút thôi, khoảng 2-3 cm là ổn. Việc tỉa ngắn này vẫn giúp bạn có vùng kín gọn gàng, lại dễ dàng vệ sinh trong ngày “đèn đỏ”. Đặc biệt lại không bị nhiễm các chứng bệnh phụ khoa.