Cổ nhân dạy: 'Số 4 và số 13 cần phải kiêng kỵ', phía sau là bí mật động trời ít ai biết

15:48, Chủ nhật 21/08/2022

( PHUNUTODAY ) - Vì sao nhiều người lại kiêng số 4 và số 13, bạn có biết lý do thực sự hay không?

Từ thời xưa xưa, người Việt có xu hướng tránh những điều có thể mang tới điềm xấu, không may mắn và không tốt lành. Nếu để ý một chút, chúng ta vẫn dễ dàng nhận ra rằng, nhiều thang máy chung cư ngày nay thường không có 2 con số là số 13 và số 4, Thực tế, thang máy vốn là một trong những phương tiện di chuyển ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Vì thế, mọi người đã đề phòng bằng cách tránh những con số không may mắn này.

Chưa kể, cổ nhân còn có quan niệm rằng, số 4 và số 13 cần phải kiêng kỵ. Đây là điều hiển nhiên ai cũng biết, thế nhưng không phải ai cũng hiểu tại sao người xưa lại kiêng kỵ và sợ hãi 2 con số này.

5

Số 13 - con số kiêng kỵ của người phương Tây

Rất nhiều người ở phương Tây sợ con số 13. Bên cạnh đó, nhiều người còn nói rằng họ còn sợ hơn khi thứ 6 hàng tuần/tháng hoặc năm rơi vào ngày 13, nó được gọi là Paraskevidekatriaphobia. Nhiều người sẽ tránh ngày 13 để tổ chức kết hôn, đi du lịch hoặc làm những việc quan trọng. Thậm chí, nhiều người còn xin nghỉ ở nhà luôn vào ngày này cho “chắc cốp”, dẫn đến thiệt hại kinh tế lên tới hơn 800 triệu đô la mỗi năm.

Từ trước tới nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được, người phương Tây rất kỵ con số 13. Nếu tới Vương quốc Anh, Canada hay Australia, chúng ta không thể tìm thấy một ngôi nhà có địa chỉ số 13. Bên cạnh đó, trên máy bay của tất cả các hãng hàng không Đức đều thiếu hàng ghế thứ 13.

Đặc biệt, bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy những chiếc xe buýt mang con số 13 trên đường phố Mỹ. Ở đây cũng không bao giờ có tầng thứ 13 hay tồn tại những căn phòng có ghi số 13. Chính vì lý do này, nhiều tòa nhà cao tầng được xây dựng phục vụ cho mục đích cho thuê hoặc làm việc với người nước ngoài đều kiêng kỵ con số 13. Thay vào đó, họ sẽ ghi là tầng 12A, 12B hoặc nhảy luôn lên con số 14.

Thực tế, con số 13 ở phương Tây được liên hệ với sự tích Tiệc Ly trong sách Phúc Âm. Được biết, đây chính là bữa ăn sau cùng của chúa Jesus với các môn đồ trước khi Ngài chết. Ngày hôm đó, tổng cộng có 13 môn đồ ngồi với Chúa, trong đó có Judas. Trong Phúc Âm kể rằng, chúa Jesus hướng về phía môn đồ nói: “Không phải Ta đã chọn 12 người các con ư? Nhưng một trong số các con là quỷ”.

Chính chương thứ 13 của Phúc Âm John đã kể về sự phản bội của Judas. Trong chương 13 cuốn sách cuối cùng của Tân Ước – Khải Huyền đã mô tả con số đáng sợ của con thú 666.

Cũng từ đó, người ta tin rằng, nếu trong một bàn tiệc có 13 người thì đây chính là điềm xấu. Chính vì lý do này, người ta thường không bao giờ để tồn tại con số 13 trên bàn tiệc. 

Bên cạnh đó, chính Judas đã lừa dối và xúi giục Hoder - vị thần bóng tối mù - giết hại huynh đệ của mình. Sau đó, thần ánh sáng Balder và trở thành kẻ đưa tang thứ 13 trong đám tang. Do đó, người phương Tây quan niệm, nếu 13 người có mặt trong đám tang thì một trong số họ sẽ chết vào năm sau. Đây cũng là một trong những nguồn gốc của hội chứng “ám ảnh số 13”.

Cũng theo truyền thuyết phương Tây, có tổng cộng 13 bước để đi lên giá treo cổ. Thực tế, giá treo cổ có nhiều dạng khác nhau nhưng con số 13 bước lại không hề thay đổi. Theo chia sẻ của một kiểm lâm viên tại Di tích Lịch sử Fort Smith: “Có 13 bậc thang phía trước giá treo cổ theo đúng nghĩa đen, 12 bậc lên và một bậc xuống”.

Bên cạnh đó, các nhà toán học, khoa học thời cổ đại coi số 12 là con số vô cùng hoàn hảo. Người Sumer cổ đại dựa trên con số 12 đã phát minh ra một hệ thống số để tính toán thời gian, cho tới tận ngày nay vẫn được sử dụng. Người xưa chia ra 12 tháng trong một năm, 12 chòm sao, 12 vị thần chính của Olympus và nhiều hơn nữa. Rõ ràng, con số 12 là một con số hoàn hảo, vì vậy con số ngay phía sau con số hoàn hảo này là số 13 sẽ khiến người ta cảm thấy kỳ quái và khác thường.

Vì sao người châu Á kiêng kỵ con số 4?

Cũng giống như con số 13 ở phương Tây, nhiều quốc gia ở châu Á cũng kiêng kỵ con số 4. Thực tế, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, từ xưa đến nay số 4 luôn được coi là con số xấu, mang lại vận rủi.

Đối với người Trung Quốc và Nhật Bản số 4 đọc gần giống như chữ “tử”, có nghĩa là chết. Bên cạnh đó, số 4 ứng với thứ tự cuối cùng trong vòng đời “sinh - lão - bệnh - tử”. Do đó, người ta cho rằng số 4 là con số của sự chết chóc. Ở nhiều quốc gia châu Á, nhiều khách sạn và chung cư gần như không có tầng hoặc phòng số 4. Ví dụ, sát phòng 203 sẽ là phòng 205 mà không có phòng 204. Bên cạnh đó, tầng thứ 4 của tòa nhà sẽ được đánh số là 3A hoặc bỏ qua và lên luôn thành số 5.

2

Thực tế, chuyện may rủi không hẳn hoàn toàn phụ thuộc vào các con số. Tuy nhiên, có nhiều chuyện trùng lặp khiến con người mang tâm lý đám đông, bài trừ và sợ hãi. Do đó, nếu gặp phải những con số này biết đâu lại là cơ hội của mình, ví dụ như một căn hộ đẹp hay một địa điểm đẹp có mang con số này thì đừng bao giờ từ bỏ cơ hội.

Nguyên nhân bởi, đây có thể sẽ là một cơ hội tốt đến với bạn, với điều kiện bạn không mang tâm lý lo sợ đám đông, bài trừ con số rủi ro giống như người khác. Có thể nói, vận may rủi là do bản thân mình nắm bắt và tận dụng.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo