Thay đổi số lần đi tiểu và lượng nước tiểu
Thay đổi thói quen đi tiểu là dấu hiệu rõ ràng của bệnh thận. Thận yếu làm khả năng cô đặc nước tiểu giảm. Khi đó, số lần đi tiểu sẽ tăng lên ngay cả khi bạn không uống nhiều nước.
Thận tổn thương nặng có thể làm giảm lượng nước tiểu, thậm chí ngừng hẳn. Ngoài ra, nước tiểu sẽ có máu sắc bất thường như màu sẫm, có lẫn máu, có bọt hoặc mùi khai nồng nặc. Đây là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiếu niệu, sỏi thận hoặc các vấn đề khác về thận.
Ngoài ra, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, mang thai... cũng dẫn đến việc thay đổi thói quen đi tiểu.
Nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường này, bạn nên đi khám để biết vấn đề gì đang xảy ra.
Phù nề
Chức năng thận suy yếu khiến cơ thể không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa. Điều này dẫn đến tình trạng phù nề.
Phù nề do thận suy yếu còn kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, khó thở, chán ăn...
Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng phù nề có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Phù nề do thận suy yếu hay xảy ra ở các bộ phận như mắt cá chân và bàn chây (phù nề xảy ra nhiều vào buổi sáng hoặc sau khi đứng/ngồi lâu); bàn tay (các ngón tay sưng phồng gây ra bất tiện trong cử động); mặt (mặt sưng húp, nhất là khu vực quanh mắt).
Đau lưng
Đau lưng là biểu hiện của nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh thận. Thân suy yếu dẫn tới đau lưng cần phân biệt với đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Nếu thấy tình trạng đau lưng diễn ra thường xuyên kết hợp với những triệu chứng suy thận khác, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Đau lưng do suy thận gây ra thường có một số đặc điểm nhưu vị trí đau nằm ở vùng thắt lưng, hai bên cột sống, gần vị trị của thận. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội. Khi ấn vào vùng thắt lưng, cơn đau tăng lên và có thể lan xuống háng hoặc chân. Ngoài ra, đau lưng còn đi kèm các triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn, tiểu rắt, tiểu buốt...
Mệ mỏi, thiếu năng lượng
Thận là nơi sản xuất ra erythropoietin (EPO) - một loại hormone kích thích tạo hồng cầu. Khi chức năng thận suy giảm, lượng EPO trong cơ thể cũng giảm và dẫn tới thiếu máu với các biểu hiện như thiếu năng lượng, kiệt sức dù đã nghỉ ngơi đầy đủ, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, da nhợt nhạt thiếu sức sống, chóng mặt, đau đầu.
Mệt mỏi do thận yếu thường diễn ra dai dẳng và gần như không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.
Nếu gặp phải tình trạng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.
Ngứa ngáy, khó chịu
Chức năng thận suy yếu dẫn đến việc các chất độc không được đào thải mà tích tụ bên trong cơ thể. Nó có thể đẫn tới khó chịu, ngứa ngáy trên khắp cơ thể, nhất là vùng lưng - nơi tập trung nhiều dây thần kinh. Khi thận suy yếu, các chất độc kích thích dây thần kinh và gây ngứa.
Ngoài ra, thận suy yếu cũng có thể dẫn tới ngứa bụng do tích tụ chất lỏng trong ổ bụng hoặc ngứa ở chân tay.
Triệu chứng ngứa ngáy do thận yếu thường diễn ra kéo dài, dữ dội và khó kiểm soát. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc các loại thuốc kháng histamine thường không làm giảm khó chịu trong trường hợp này.