Trầu không có tác dụng giảm đau
Lá trầu không có tác dụng làm dịu các cơn đâu nhanh chóng. Chỉ cần lấy vài lá trầu không giá nát và đắp lên vùng đang bị sưng đau.
Trầu không trị nước ăn chân tay
Lá trầu không có chứa các chất chavicol và betel-phenol có khả năng kháng viêm, sát khuẩn mạnh. Do đó, nó sẽ giúp trị tình trạng nước ăn chân tay. Hãy lấy một nắm lá trầu không đun lấy nước. Sử dụng nước đó để rửa chân tay hàng ngày sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do nước ăn chân tay.
Trầu không điều trị nổi mẩn ngứa, mụn nhọt
Nhờ tính chất kháng viêm, diệt khuẩn nên lá trầu không cũng dùng để trị mụn nhọt, mẩn ngứa. Hãy lấy một nắm lá trầu không, giã nát rồi đắp lên vùng da đang bị mẩn ngứa khoảng vài phút sau đó rửa mặt với nước sạch. Bạn sẽ thấy kết quả đáng ngạc nhiên sau vài lần sử dụng.
Trầu không hỗ trợ quá trình giảm cân
Lá trầu không chứa nhiều chất xơ giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cảm giác no lâu sau khi ăn, hạn chế ăn nhiều và thúc đẩy quá trình giảm mỡ trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng lá trầu không như một loại rau trong bữa ăn hoặc uống nước lá trầu không sau khi ăn để hỗ trợ giảm cân.
Trầu không có tác dụng chữa chứng hôi nách
Lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn nên có thể trị trứng nôi nách hiệu quả. Hãy lấy nửa quả chanh thoa đều vào vùng dưới cánh tay, đợi 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Tiếp tục lấy lá trầu không giã nát, vắt lấy nước và bôi nước này lên da. Thực hiện 2-3 lần/tuần sẽ giảm tình trạng hôi nách hiệu quả.
Trầu không chữa các bệnh phụ khoa
Trầu không có tính sát khuẩn cao nên có thể giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa. Sử dụng khoảng 10 lá trầu không đun sôi trong 1,5-2 lít nước. Dùng nước này để rửa sạch vùng âm đạo giúp ngăn ngừa một số bệnh phụ khoa thường gặp.