Cách trị rạn da bằng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà
1. Gel nha đam + Bã cà phê
Caffeine trong cà phê kích thích lưu thông mạch máu, giúp làn da căng mịn và săn chắc. Bên cạnh đó caffeine còn hạn chế sự xuất hiện cellulite (nguyên nhân chính gây lão hóa da) từ đó có thể cải thiện làn da bị tổn thương. Bên cạnh đó, axit Nicotinic và các chất chống oxy hóa trong cà phê còn giúp tẩy sạch tế bào chết và bụi bẩn, giúp da trắng sáng tự nhiên hơn.
Chuẩn bị: Bã cà phê, Gel nha đam
Cách làm: Trộn bã cà phê với nước ấm để được hỗn hợp sệt vừa đủ. Thêm gel nha đam vào để tạo độ mềm dẻo, kết dính cũng như tăng tác dụng dưỡng ẩm, độ đàn hồi cho da.
Cách dùng: Thoa hỗn hợp lên vùng da bị rạn đã được rửa sạch trước đó, chà xát nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút. Sau đó dùng miếng vải mềm, ướt để loại bỏ sạch hỗn hợp này trên da. Kết hợp bôi thêm một lớp kem dưỡng ẩm nhằm tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da. Thực hiện 3-4 lần/ tuần hoặc mỗi ngày liên tục trong 2-3 tuần để cảm nhận hiệu quả.
2. Gel nha đam + Nước cốt chanh
Polysaccharide, glycoprotein trong nha đam có tác dụng giảm đau, kháng viêm, kích thích da tăng trưởng, cải thiện hàm lượng collagen, thúc đẩy quá trình tự “sửa chữa” của các tế bào da, giúp da đàn hồi tốt hơn và làm giảm các vết rạn trên da.
Chuẩn bị: 3 muỗng gel nha đam, 3 muỗng nước cốt chanh
Cách làm: Trộn đều nha đam, chanh.
Cách dùng: Thoa hỗn hợp lên vùng da bị rạn đã được rửa sạch trước đó. Vừa thoa, vừa massage nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc cho chất dinh dưỡng thẩm thấu hết vào da. Sau khoảng 20 phút có thể tắm rửa sạch sẽ lại với nước.
Thực hiện cách này mỗi ngày hoặc 4 lần/tuần cho đến khi vết rạn mờ hẳn.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp: gel nha đam + dầu ô-liu hay gel nha đam + sữa chua
3. Gel nha đam + Vitamin E + dầu dừa
Chuẩn bị: 8 thìa gel nha đam, 3 viên vitamin E, 3 thìa dầu dừa
Cách làm: Trộn đều gel nha đam, vitamin E và dầu dừa với nhau, bảo quản trong lọ kín, để trong tủ lạnh dùng trong vòng 1 tháng. Mỗi ngày dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vết rạn, kết hợp massage khoảng 15-20 phút để gel thấm đều vào trong da sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
4. Dầu mè
Dầu mè có chứa một lượng lớn axit béo và đặc biệt là vitamin E nhờ đó giúp tăng cường dưỡng ẩm, nuôi dưỡng da ngày càng khỏe mạnh, chống lão hóa và làm lành mọi tổn thương.
Cách dùng: Làm ẩm phần da rạn, lấy 1 ít dầu mè vừa đủ thoa lên khắp vùng da bị rạn, vừa thoa vừa kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút theo chiều xoáy ốc. Thư giãn thêm 10 phút nữa để dưỡng chất có thể thấm sâu vào da. Cuối cùng dùng khăn mềm lau sạch hoặc tắm lại cùng nước ấm.
Mẹ mang thai chỉ nên thoa dầu mè từ tháng thứ 3,4 trở đi. Da sẽ được đàn hồi tốt, ngăn ngừa vết rạn xuất hiện.
5. Vitamin E + Muối + Đường
Chuẩn bị: 10 viên vitamin E, 250gr muối, 250gr đường
Cách làm: Cắt lấy dịch bên trong của những viên vitamin E bỏ vào cái chén nhỏ. Thêm đường, muối vào trộn đều tạo thành hỗn hợp sền sệt, bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần.
Cách dùng: Rửa sạch vùng da bị rạn bằng nước ấm, rồi bôi hỗn hợp đều lên da, kết hợp massage theo chuyển động tròn chừng 15-20 phút để dưỡng chất ngấm sâu vào các tế bào. Cuối cùng dùng khăn ẩm lau sạch hỗn hợp rồi thoa kem dưỡng ẩm lên.
Các vết rạn trên da có biến mất sau khi sinh không?
Làn da của mẹ mang thai nếu xuất hiện vết rạn thì rất khó phục hồi hoàn hảo sau khi đã sinh em bé. Bởi làn da lúc đó đã bị tổn thương, việc hồi phục trở lại như thuở son rỗi là điều gần như không thể.
Tuy nhiên vẫn có cách để mẹ sau sinh làm giảm, mờ các vết rạn xấu xí trên da. Đó là các phương pháp áp dụng công nghệ hiện đại như công nghệ lăn kim Demaruller, Fractional Laser, Stemcell, … Song song đó, mẹ phải sử dụng kết hợp các loại mỹ phẩm dưỡng lại làn da như trước. Tuy vết rạn không thể biến mất hoàn toàn nhưng mẹ sau sinh đã có thể yên tâm, rạng ngời vì các vết rạn đã được xử lý mờ, rất khó để có thể trông thấy chúng.
Thế nào là hiện tượng rạn da?
Trong suốt hành trình 40 tuần thai, các bộ phận trên cơ thể mẹ buộc phải phát triển lớn hơn để tạo điều kiện cho thai nhi lớn lên, đặc biệt là phần bụng. Nằm bên dưới da là các mô hỗ trợ cho việc đàn hồi, khi các mô bị kéo căng để thích nghi với sự phát triển của cơ thể mẹ thì gây ra hiện tượng rạn da. Các vết rạn trên da xuất hiện do làn da không theo kịp tốc độ phát triển quá nhanh, quá đột ngột của cơ thể mẹ. Bụng là vị trí dễ bị rạn da ghé thăm nhất kế đến là mông, ngực, hông, đùi, cánh tay.
Màu của vết rạn ở các mẹ bầu là không giống nhau, có người màu hồng nhạt, có người màu nâu đỏ, tím hay nâu sẫm. Sở dĩ màu của vết rạn khác nhau ở từng mẹ bầu là do sắc tố da của mỗi người không giống nhau. Nhưng chính điểm này sẽ khiến mẹ sau sinh vui mừng hay phiền muộn vì một số màu sắc thường phai mờ nhanh chóng nhưng một số màu sắc khác lại khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
Về kích thước của vết rạn có thể to hay nhỏ, ít hay nhiều còn tùy thuộc vào mức tăng cân của mẹ khi mang thai. Với mức độ tăng cân của phụ nữ mang thai thông thường rơi vào khoảng 10-12kg thì diện tích rạn da sẽ thấp hơn so với mẹ mang thai tăng từ 15-20kg hoặc hơn.