Cục trưởng Bảo vệ thực vật lại bảo vệ rau ngót độc

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) – Dù phát hiện 7 mẫu rau ngót có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng an toàn cho phép, nhưng Cục trưởng vẫn một mực bảo vệ rau chưa nguy hiểm, nguy hiểm là do người dân sử dụng chưa đúng cách.

(Bảo vệ người tiêu dùng) – Dù phát hiện 7 mẫu rau ngót có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng an toàn cho phép, nhưng Cục trưởng vẫn một mực bảo vệ rau chưa nguy hiểm, nguy hiểm là do người dân sử dụng chưa đúng cách.


Theo kết quả kiểm tra mẫu rau ngót và mướp đắng của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), có 7/25 mẫu rau ngót phát hiện mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức tối đa cho phép, với mướp đắng có 2/25 mẫu phát hiện chất độc tồn dư, tờ Dân Việt đưa tin.

Những mẫu trên được lấy tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội và TP. HCM, là những loại rau, quả có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm.

au-ngot-ton-du-bao-ve-thuc-vat-Phunutoday.vn
Dù có 7 mẫu rau ngót có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép nhưng Cục trưởng Hồng (ảnh nhỏ) vẫn khẳng định rau an toàn.

kết quả kiểm định rau ngót phát hiện tới 7 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng an toàn cho phép, nhưng Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng lại thêm một lần nữa đứng ra bảo vệ lá rau ngót, chứ không phải người tiêu dùng.

“Vẫn ở mức an toàn với người tiêu dùng nếu biết cách chế biến hợp lý, ăn chín, uống sôi”, ông Hồng nói.

Đây là lần thứ 3 ông Hồng lên tiếng bảo vệ cho rau, củ, quả nhiễm độc đúng với tên gọi của Cục ông đang làm Cụ trưởng là Bảo vệ Thực vật, chứ không phải bảo vệ người tiêu dùng.

Trước đó là các lần ông lên tiếng bảo vệ củ gừng và khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc bị nhiễm độc tố vượt nhiều lần mức tối đa cho phép. Và trong các lần đó Cục trưởng Hồng đều đấy trách nhiệm nếu người ăn bị nhiễm độc là do chế biến không đúng cách, hoặc ăn quá nhiều, còn thực phẩm không có tội, và dù nhiễm độc vượt ngưỡng nhưng nếu chế biến đúng cách vẫn không sao. Và “chỉ nhiễm độc khi mức độ nhiễm vượt ngưỡng vài trăm, thậm chí 1.000 lần”, Cục trưởng Hồng nói.

Cũng tại cuộc họp sơ kết về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp sáng 8/7, khi nói về vấn đề chất bảo quản trong hoa quả, Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng cho rằng, hầu hết các nước đều không xuất khẩu trái chín cây. Một số loại quả đều phải hái ở thời điểm già hoặc ương, sau đó sử dụng thuốc bảo quản, có loại thuốc thúc chín đều, cũng có loại thuốc bảo quản kìm hãm chín để hoa quả bảo quản được lâu.

“Hiện nhiều nước sử dụng các loại hóa chất bảo quản hoa quả nhưng đó là những loại hóa chất được phép sử dụng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Ở nước ta, chưa có loại thuốc bảo quản nào được đưa vào danh mục”, ông Hồng nói thêm.

Với một Cục trưởng mà kiên quyết bảo vệ cho thực vật, dù có nhiễm độc vượt ngưỡng vẫn an toàn, còn mất an toàn là do người tiêu dùng không biết lựa chọn, không biết chế biến đúng cách nên bị nhiễm độc, thì đúng là người dân nên làm theo lời khuyên của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến “hãy là người tiêu dùng thông thái”, hãy biết chọn thực phẩm sạch cho cả gia đình, còn thực phẩm sạch đó ở đâu có thì hồi sau sẽ rõ.

Trước những kết quả kiểm nghiệm rau ngót kể trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo: “Cần phải rà soát lại quy trình sản xuất xem vì sao người dân lại sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật đối với rau ngót như thế. Rau ngót được coi là loại rau lành, nhiều nơi còn ăn sống, thậm chí phụ nữ sinh con còn giã ra lấy nước uống... nên cần phải làm rõ vấn đề này, vì có hợp chất sẽ bị tiêu hủy khi nấu chín nhưng có hợp chất vẫn còn tồn dư. Dù chưa nguy hiểm nhưng vẫn phải cảnh báo”.

Quả thật đây là một câu hỏi lớn của Bộ trưởng với cấp dưới giúp việc, phải đi tìm cho ra tại sao người nông dân lại dùng nhiều thuốc với rau ngót tới vậy? và có lẽ sẽ cần cả hệ thống vào cuộc mới xong.

Dù với người dân, thì ai cũng biết là vì lợi nhuận, để nhanh thu hoạch, rau đẹp, bảo quản lâu… người trồng bất chấp quy trình kỹ thuật và an toàn cho người tiêu dùng.

  • P.V (tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn