Trong năm 2013 tới, Bianfishco sẽ hoạt động hiệu quả trở lại; trong 3 năm tới chúng tôi dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu công ty này trên thị trường chứng khoán." />

Đại gia Diệu Hiền ngày trở về

14:01, Chủ nhật 02/09/2012

( PHUNUTODAY ) - align: justify; ">Trong năm 2013 tới, Bianfishco sẽ hoạt động hiệu quả trở lại; trong 3 năm tới chúng tôi dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu công ty này trên thị trường chứng khoán.

Đời sống) - Dù bác sĩ đánh giá là không còn tự chủ, thiếu tập trung, khủng hoảng tâm lý do việc hóa trị ung thư bởi chứng đột quỵ, đặc biệt là khó khăn trong việc đi lại và khả năng tự thể hiện cảm xúc bản thân, nhưng ngày trở về của nữ đại gia thủy sản Diệu Hiền chắc chắn sẽ là một sự nhẹ nhõm, hạnh phúc và "bình an" như chính cái tên công ty một thời của bà. Và hơn tất cả là niềm tự hào về người chồng tần tảo, vượt qua mọi sóng gió để tiếp tục thực hiện theo đuổi tâm huyết của vợ, giữ con cá tra và tạo công ăn việc làm cho nông dân.

Vài tháng trước, Công ty Bình An "chết lâm sàng" đúng lúc bệnh hiểm nghèo của bà Hiền tái phát. Bà Diệu Hiền qua Mỹ trị bệnh, ông Trần Văn Trí phải xin nghỉ việc nhà nước về gánh vác mọi chuyện ở Bianfishco thay vợ.
 
Bao nhiêu tiếng thị phi ông Trí phải nghe hằng ngày nhưng ông không nản, quyết cứu cho bằng được Công ty Bình An. Vì vợ và gia đình ông đã dồn hết tâm huyết vào đây.
Nụ cười của ông Trí (giữa) đã xuất hiện tại buổi họp báo trưa ngày 25/8. Với 2% vốn tại Bianfishco, ông Trí thay vợ giữ chức Tổng giám đốc và chính thức đại diện theo pháp luật của Công ty Bình An.
Nụ cười của ông Trí (giữa) đã xuất hiện tại buổi họp báo trưa ngày 25/8. Với 2% vốn tại Bianfishco, ông Trí thay vợ giữ chức Tổng giám đốc và chính thức đại diện theo pháp luật của Công ty Bình An. Ảnh VNE
Từ một công ty được đánh giá là thương hiệu quốc gia hàng đầu về sản phẩm cá tra, cá ba sa được thị trường trong và ngoài nước ghi nhận, hệ thống dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản hiện đại với công suất chế biến 600 tấn cá/ngày, doanh thu 100 triệu USD/năm, năm 2011 và 7 tháng đầu năm 2012;  Bianfishco trở thành công ty làm ăn thua lỗ, nợ đọng ngân hàng và người dân bán cá kéo dài, dẫn đến tình trạng có thể bị phá sản.
 
Các khoản nợ của Bianfishco tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Á châu (ACB) khá phức tạp, dù đều có tài sản đảm bảo là máy móc, nhà xưởng, bất động sản.
 
Việc thế chấp 25 triệu cổ phần của bà Phạm Thị Diệu Hiền, nguyên Tổng giám đốc Bianfishco chỉ là bổ sung tài sản đảm bảo khoản vay tại các ngân hàng nêu trên, Bianfishco không nhận thêm được khoản tiền nào từ việc thế chấp cổ phiếu này.
 
Theo Tổ công tác kiểm tra tình hình nợ tại Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco, trụ sở tại KCN Trà Nóc 2, quận Ô Môn) do Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TP Cần Thơ đảm trách, đến chiều 20/3/2012, nguồn nợ của Công ty Bình An và bà Diệu Hiền đã được xác định là 1.584 tỷ đồng.
 
Trong đó, nợ vay ngân hàng 1.300 tỷ đồng, nợ tiền mua cá của nông dân 261 tỷ đồng, nợ Bảo hiểm Xã hội gần 3 tỷ và tiền nợ hơn 20 tỷ đồng tiền nộp phạt chậm về thuế.
 
Tuy nhiên, dưới sự điều hành của ông Trần Văn Trí, mọi khó khăn của Bianfihsco dần dần được tháo gỡ. Ngày 14/4, ngay sau khi được ủy quyền của vợ gửi về từ Mỹ, ông Trần Văn Trí đã mời hàng chục chủ nợ và hàng nghìn công nhân đến tận nhà riêng nhận tiền.
 
Ông Trần Văn Trí với vai trò Chủ tịch HĐQT lâm thời của Bianfishco đã thực hiện đúng như cam kết trả 70% lương tháng 3 cho hơn 2.600 công nhân với tổng số tiền gần 2,3 tỷ đồng. Bianfishco còn mời 21 nông dân là chủ nợ từng bán cá cho công ty (trong đó hộ cao nhất mà Bianfishco nợ là 1,5 tỷ đồng) đến tận biệt thự của bà Hiền để nhận khoảng 24 tỷ đồng. Số nợ từ đó mà giảm bớt.
 
Được biết, số tiền trả cho bà con nông dân và lương công nhân đó đều do công ty bán tài sản mà có. Điều đó có thể thấy nỗ lực lớn của Bianfishco mà quan trọng là người điều hành trong vấn đề giải quyết nợ nần.

Từ 'quan' thay vợ gánh vác Bianfishco đang bên bờ phá sản, ông Trí đã khéo léo kêu gọi được các ngân hàng bơm vốn thu mua cá tra trong dân, trả nợ dứt điểm cho ngân hàng (NH) TMCP An Bình Chi nhánh Cần Thơ và một NH khác với số tiền 300 tỉ đồng. 

a
Để có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp này, hơn một tháng qua chồng đại gia Diệu Hiền liên tục đàm phán với các ngân hàng để cuối cùng được SHB bảo lãnh, các chủ nợ đồng ý giải chấp. Ảnh: VNE
 
Sáng 9/5, với sự chứng kiến của đại diện chính quyền, ngành chức năng, đối tác trong ngoài nước và đông đảo cơ quan báo chí, ông Trần Văn Trí – đại diện Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) đã chính thức tuyên bố khởi động hoạt động trở lại bằng việc cho mua (trả tiền mặt ngay sau khi bắt cá), chế biến (phi lê) với lượng 100 tấn cá tra nguyên liệu.
 
Trong ngày công bố công ty hoạt động trở lại, ông Trần Văn Trí đại diện cho lãnh đạo Bianfishco một lần nữa xin lỗi bà con nông dân từng bán cá tra nguyên liệu và đã bị Bianfishco nợ kéo dài, gây hao tốn nhiều giấy mực của cơ quan báo chí trong thời gian vừa qua. Bianfishco cũng đã có sự thống nhất với Công ty Mua bán nợ thuộc Bộ Tài chính (DACT) để giải quyết dứt điểm khoản nợ này.
 
Và chính lời hứa đó đã làm ông thêm quyết tâm, nung nấu ý chí thực hiện để rồi đạt được thành quả ngày hôm nay. Ngày 25/8, giấy đăng ký kinh doanh mới đã được ông Trí mang về công ty Bình An.
 
Để được Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ Trần Thanh Phương cấp lại giấy đăng ký kinh doanh (thay đổi lần thứ 5), hơn một tháng qua chồng đại gia Diệu Hiền liên tục đàm phán với các ngân hàng để cuối cùng được SHB bảo lãnh, các chủ nợ đồng ý giải chấp.
 
Theo đó, Ngân hàng SHB là cổ đông sở hữu 25 triệu cổ phần bằng 50% vốn điều lệ Bianfishco (Bianfishco có vốn điều lệ 500 tỷ đồng) và tham gia tái cấu trúc toàn diện Bianfishco cùng với DACT. Ông Trần Văn Trí, TGĐ nắm 2% cổ phần.
 
Theo báo cáo, Bianfishco nợ không quá 600 tỷ đồng. Các khoản nợ Ngân hàng BIDV, VDB, ACB đều có các tài sản đảm bảo khác như: máy móc, nhà xưởng, bất động sản,...
 
Không chỉ có vậy, ông Trần Văn Trí còn cho hay, ngày 31/8, nhờ có số tiền vay được của SHB, Bianfishco đã trả được 35 chủ nợ là người nuôi cá với số tiền lên đến 90 tỷ đồng. Trong đó, các chủ nợ từ 1 tỷ đồng trở xuống đã nhận đủ 100% vào chiều cùng ngày.
 
Bên cạnh đó, nhóm chủ nợ trên 1 tỷ đến 5 tỷ đồng được SHB giải ngân 15% và 15% đã có trong tài khoản nông dân được rút vào ngày 15/9. Đối với nhóm chủ nợ trên 5 tỷ đồng, trong đợt trả đầu tiên SHB giải ngân 10% và ông Ba Hải ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là người nhận được tiền nhiều nhất (4 tỷ đồng) vì Bianfishco thiếu chủ nợ này đến 40 tỷ đồng.
 
Trong nhóm chủ nợ “đại gia” này, 30% tiền dự kiến trả nợ trong tháng 9 đã được SHB chuyển hết vào tài khoản. Phần còn lại sẽ chia thành nhiều đợt trả từ nay đến cuối năm. Quá trình tái cấu trúc Bianfishco, SHB và DATC đã đàm phán với các chủ nợ để Công ty Bình An được khoanh nợ 3 năm. 
 
Đó là kết quả đáng mừng sau những nỗ lực của một ông chủ doanh nghiệp. Dù mất gần hết tài sản, vợ lại bệnh nặng nhưng cái khó của nông dân vẫn được ông Trí đặt lên làm đầu. 
 
Ông từng chia sẻ trên báo chí: "Áp lực lắm chứ, trăm dâu đổ đầu tằm mà, nhưng phải ráng chịu vì đây là công ty của vợ tôi. Vợ bệnh hiểm nghèo, chồng không lao vào cứu Bianfishco thì ai làm đây. Nói thật, muốn Bianfishco phá sản thì dễ lắm, chỉ tội cho người nuôi cá là không biết bao giờ mới lấy được tiền".
 
Đó chính là lời nói của một con người, một lãnh đạo có tâm. Nhờ cái tâm của ông mà vợ ông yên lòng chữa bệnh. Nhờ cái tâm của ông mà bà con nông dân kiên nhẫn chờ, đối tác tin tưởng, vực dậy được Bình An.
 
Ông chính là tấm gương cho những doanh nghiệp đang trên đà phá sản phải tự đứng lên tìm lối thoát cho chính doanh nghiệp của mình. Và giờ đây nữ đại gia thủy sản một thời, bà Diệu Hiền đã có thể nụ cười mãn nguyện khi công ty tìm được cổ đông mới, có nguồn trả nợ và hoạt động trở lại.
 
Tuy còn lắm bộn bề, nợ chồng nợ nhưng với định hướng sắp tới, SHB với tư cách là cổ đông lớn sẽ chủ trì tái cấu trúc toàn bộ hoạt động của Bianfishco đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, kiểm soát chi phí thị trường đầu ra và đầu vào, chắc chắn Bình An sẽ đứng vững trên thị trường.
 
“Tôi tin rằng, với thương hiệu của Bianfishco và các hợp đồng đầu ra đã có sẵn, SHB sẽ thẩm định để cho vay vốn lưu động, để thu mua nguyên liệu, có sản phẩm xuất khẩu. Dòng tiền xuất khẩu sẽ chuyển thanh toán qua SHB, chúng tôi quản lý dòng tiền ra - vào của công ty.
 
Sau khi công ty hoạt động ổn định, chúng tôi sẽ họp hội đồng quản trị để tính phương án tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng, tổ chức đại hội đồng cổ đông để thông qua.
 
Chúng tôi tin tưởng rằng, với tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam, cũng như kinh nghiệm tái cấu trúc của DATC và SHB, trong thời gian tới Bianfishco sẽ là một trong những công ty lớn của ngành thủy sản Việt Nam.
 
Trong năm 2013 tới Bianfishco sẽ hoạt động hiệu quả trở lại; trong 3 năm tới chúng tôi dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu công ty này trên thị trường chứng khoán”, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB dự tính. 
 
Và với những gì đang diễn ra tại Bình An, nữ đại gia thủy sản Diệu Hiền đã có thể tin tưởng vào những dự tính đó mà yên tâm phó thác tâm huyết đời mình cho chồng, để an dưỡng, vui vầy bên gia đình, con cháu ngày đoàn tụ.
 
  • Mộc Lan 
 
[links()]
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc