Từ xa xưa đến nay, cúng giỗ là một nét văn hóa trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Á đông. Tục cúng giỗ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không ai được quên và không thể không làm. Ngày cúng giỗ được xem là ngày thể hiện tấm lòng thương xót, tưởng nhớ của người còn sống gửi đến người đã khuất.
Cho nên, đây cũng là dịp để con cháu tụ tập, sum vầy bên nhau, giúp gắn kết tình cảm gia đình, anh em, dòng họ, đồng nghiệp. Vì thế, dù có điều kiện hay không, làm giỗ lớn hay nhỏ cũng được, nhưng tuyệt đối bạn không được quên ngày làm giỗ.
Điều cần kiêng kỵ trong ngày giỗ
– Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món sẽ đem lên bàn thờ thắp hương vì như vậy là phạm úy, gây tội.
– Trên mâm cơm cúng giỗ, không đặt những món gỏi, sống hay có mùi tanh kẻo làm ô uế khu tâm linh
– Không nên dùng hoa ly lên bàn thờ thắp hương cho người đã khuất vì loài hoa này biểu tượng cho sự chia ly, mất mát, tin buồn…
– Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới. Tránh dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.
Cúng giỗ
Nghi cúng cơm nầy truyền thừa trong dân gian, do ông bà từ ngày xưa bày ra. Đây là một tập tục có từ ngàn xưa.
Khi cúng để 3 chén cơm, một chén chính giữa phải đầy cơm và 2 chén 2 bên thì lưng. Chén cơm và đôi đủa ở giữa là để cúng cho hương linh mới chết, còn 2 chén và 2 chiếc đủa 2 bên là để cúng cho 2 bên vai giác, tức là tả mạng thần quang và hữu mạng thần quang.
Thường là để cúng 3 chén, 6 chén hoặc 9 chén, chớ để 5 chén là sai. Lý do để 2 chiếc đủa 2 bên, ý nói rằng, ma cũ thường ăn hiếp ma mới, nên chỉ để một chiếc mà không để nguyên đôi. Nếu để nguyên đôi, thì hương linh mới chết đó khó có thể ăn được trọn vẹn, mà bị các cô hồn giành giựt ăn hết vậy.
Cách thức cúng cơm nầy không phải là nghi thức của Phật giáo, mà là theo tục lệ tín ngưỡng nhân gian ngày xưa bày nay làm lại mà thôi.