Dân buôn nem chua 10 năm VÔ TÌNH ĐỂ LỘ mẹo phân biệt nem làm từ thịt thối, chỉ bán không ăn

( PHUNUTODAY ) - Nhắc đến Thanh Hóa, người ta sẽ nghĩ ngay đến món nem chua lừng lẫy khắp nơi, cái vị chua chua ngọt ngọt thơm thơm khiến bao người ăn một lần rồi “nghiện”. Thế nhưng, không phải chiếc nem nào cũng đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Nhìn chiếc nem chua hồng hào, sạch sẽ là vậy xong sự thật đen tối muôn phần, nếu một lần “đi lạc” vào cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tận mắt chứng kiến họ lấy bì, thịt lợn thối làm nguyên liệu sản xuất thì chắc hẳn suốt đời này bạn chẳng bao giờ dám động đến những gói nem xanh mướt nữa.

1501218786-143053-cach-lam-nem-chua-4

Thậm chí, một chủ cơ sở sản xuất nem chua tại thị trấn Hậu Lộc (Thanh Hóa) còn thẳng thắn chia sẻ: “Nem chất lượng kém, ôi thiu, làm bằng nguyên liệu không tươi là có. Nhất là với những cơ sở gần khu du lịch, coi lợi nhuận là hàng đầu.”

Theo lời chủ cơ sở này cho hay nếu không có người quen ở Thanh Hóa thì tốt nhất… đừng mua vì chỉ có người ở đây mới biết đâu là nem chua sạch, nem chua bẩn. Có những cơ sở sản xuất nem chua xong tuyệt nhiên không hề dám ăn mà vẫn thản nhiên bán hàng vạn chiếc cho khách du lịch.

Cách phân biệt nem chua sạch – bẩn

VN_15bf508a3b8c75d419d04099t09312f93

Nem chua bẩn bán tràn lan, xong không phải vì thế mà không có những chiếc nem chua sạch và ngon. Ông Tạ Văn Bình, chủ cơ sở sản xuất nem chua Hòa Bình, phố Trường Thi (Thanh Hóa) bật mí cách phân biệt nem chua sạch như sau:

– Muốn nhận diện nem chất lượng chỉ có cách là bóc nem ra. Sau đó quan sát đầu tiên là màu sắc của nem, nếu là nem tự nhiên sẽ có màu hơi đỏ. Còn nếu màu nhạt quá là do nem để lâu, đậm quá là do phẩm màu, thịt kém chất lượng.

– Tiếp đó, bạn hãy dùng tay nắn nhẹ xem nem có độ chắc không, khi cắn thì nem phải có độ giòn, dai nhất định.

– Sợi nem không quá trong, nếu nem quá trong có thể đã sử dụng chất tẩy.

– Những chiếc nem chua sạch sẽ có sợi màu hơi đục, dai vừa phải, ăn giòn, mềm.

– Trong khi thử nem, bạn hãy hỏi người bán về thời gian ăn được nem, thời gian sản xuất để khi nếm có sự cảm nhận chuẩn nhất.

– Nem chất lượng sẽ chín sau từ 2-3 ngày tùy thuộc vào thời tiết. Nhiệt độ cao thì nem sẽ nhanh chín hơn. Nếu mua nem vừa mới làm mang về nhà để ở nhiệt độ bình thường mà 4-5 ngày vẫn chưa chín thì cần thận trọng trước khi ăn.

Những người mắc một số bệnh dưới đây cần tuyệt đối không ăn nem chua vì sẽ khiến tình trạng bệnh của họ trầm trọng hơn.

Những người bị sán lá gan tuyệt đối không ăn nem chua

Nem-chua-thanh-hoa

Bệnh sán lá gan chủ yếu lây lan qua đường ăn uống, vì vậy chế độ ăn uống phải được quan tâm cao. Với đặc thù là thịt sống và chín sinh học chứ không phải chín bằng nhiệt, nên sự tiêu diệt các vi sinh vật ở nem chua rất khó khăn, dễ nhiễm sán lợn.Khi sán lá gan đang phát triển trong cơ thể mà chúng ta ăn tiếp thì tăng nguy cơ lấy nhiễm sán lá gan lại càng cao. Vì vậy để đảm bảo cho cơ thể không mắc hay điều trị sán lá gan thì cần ăn chín uống sôi, tránh ăn các loại thực phẩm có lợi cho sán lây lan vào cơ thể.

Những người bị bệnh gút

Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể urat (urat natri) hoặc tinh thể axit uric gây viêm khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi trên 40. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mãn tính.

Bệnh gút là hậu quả của tăng axit uric máu, một sản phẩm chuyển hoá cuối cùng của các nhân purin (adenine và guanine) thành phần axit nhân tế bào (acxit nucleic).

Nguời bị bệnh gút ngoài thực hiện các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, cần hạn chế các thức ăn có nhiều Purin có thể gây tăng axit uric, đặc biệt trong các đợt bệnh cấp tính. Cần tránh ăn nem chua vì chính những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính.

Người bị viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt là bệnh rất phổ biến, triệu chứng điển hình của bệnh là có thể bị đau ngay sau ăn, hoặc khi ăn no. Đặc biệt, người bệnh thường cảm thấy đau khi ăn một số thức ăn lạ, đồ chua, cay, lạnh…Người bị viêm đại tràng co thắt thường đau ở vị trí vùng bụng dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link