Nghèo củi
Ở các vùng nông thôn có một loại bếp nấu ăn gọi là bếp củi. Người ta sẽ chặt rất nhiều củi khô để đốt lửa nấu ăn cả năm. Nhưng vì củi nhiều nên nếu nấu ăn không cẩn thận có thể dẫn đến bắt lửa và xảy ra cháy.
Thế nên từ nghèo trong cụm từ nghèo củi không phải chỉ sự nghèo đói mà là mang ý nghĩa đã cạn kiệt. Nghèo củi ở đây người xưa muốn nói củi ở trong bếp phải tắt hết và đảm bảo mọi người khi đi ra khỏi nhà chẳng còn ngọn lửa nào có thể bùng lên được.
Khi chúng ta tiết kiệm, nó cũng như việc cất củi. Nguyên nhân gây hỏa hoạn là do vị trí đặt củi không phù hợp.
Thế nên chúng ta cũng cần hiểu nếu phương pháp bảo vệ tiền không thích hợp thì tiền tài sẽ thất thoát.
Có nhiều người gửi tiền ở ngân hàng thay vì giữ ở nhà. Ví dụ có một số người lớn tuổi chẳng tin vào hệ thống ngân hàng, họ chọn giữ tiền ở nhà. Nhưng nếu xảy ra hỏa hoạn thì khả năng tiền sẽ cháy hết.
Vậy nên các cụ xưa nhắc con cháu sử dụng tiền và tiết kiệm tiền phải thật cẩn thận, có kế hoạch rõ ràng.
Giàu bể nước
Thời xưa không có nước máy, muốn có nước sinh hoạt thì người ta phải dùng thùng nước rồi gánh đổ đầy bể. Họ coi nước là của cải là việc tích trữ nước ở trong thùng lớn tương đương với việc tích trữ tài sản.
Vì nước ở trong thùng được sử dụng cho cuộc sống hàng ngày và cũng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nên nước trong thùng cần đổ kịp thời.
Nếu như những ngày thời tiết nắng nóng hoặc mưa quá to mọi người chẳng ra ngoài lấy nước được. Nên việc dự trữ nước sẽ giúp mọi người có cuộc sống ổn định.
Thế nên khi chúng ta nói về việc tiết kiệm tiền, hoặc nói về quản lý tài chính, thì dù hiện tại có bao nhiêu tiền đi nữa, chúng ta cũng đừng nên tiêu hết mà phải nghĩ đến tương lai nữa.
Các cụ có câu: Nghèo củi, giàu bể nước là muốn nhắc nhở chúng ta học cách tính toán cho tương lai, những sự việc sắp đến sẽ xảy ra mà chưa biết là bất hạnh hay may mắn.