Điều nên làm buổi sáng sau khi thức giấc
Hít thở
Sau khi thức dậy, không nên đột ngột ngồi bật dậy tránh gây chóng mặt và các triệu trứng sốc khác. Cách tốt nhất là nằm ngửa trên giường, chân thẳng, tập hít thở sâu vào bụng, để cơ bụng có thể dẻo dai giảm sự tích tụ chất béo, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
2. Ép tai
Từ giường, dùng hai lòng bàn tay ép chặt vào tai, những ngón tay gõ nhịp nhàng vào da đầu. Mỗi lần gõ khoảng 10 tiếng đếm sẽ giúp loại bỏ mệt mỏi, ngăn ngừa chóng mặt ù tai.
3. Đảo mắt
Mắt nhìn quanh, từ từ đảo mắt, có thể đảo con ngươi xung quanh rồi lên trên, xuống dưới. Mỗi lần làm khoảng 10 tiếng đếm. Hành động này sẽ làm cho dây thần kinh quanh mắt linh hoạt, có thể làm giảm sự mệt mỏi thị giác và giảm tỉ lệ mắc bệnh mắt.
4. Massage mặt
Rửa mặt bằng nước ấm.Có thể bắt đầu từ mắt, sau đó tiếp tục mở rộng, liên tục cọ xát nhẹ nhàng lên da mặt. Hành động này có thể tăng tốc độ tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài.
Massage mặt hàng ngày cũng giúp ngăn ngừa cảm lạnh, giảm nếp nhăn trên khuôn mặt và làm chậm quá trình lão hóa.
5. Gõ răng, đảo lưỡi
Khép môi lại, dùng hai hàm răng gõ nhẹ vào nhau nhiều lần. Sau đó thực hiện động tác đảo lưỡi vùng quanh vòm miệng. Hành động này có lợi cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng tiết dịch nước bọt, vệ sinh răng miệng, tăng chức năng nhai của răng.
Thói quen khi ngủ báo bệnh
Bạn đi vệ sinh. Không chỉ một lần
Nó có thể là: Bệnh tiểu đường.
Nếu bạn tỉnh giấc giữa đêm để đi tiểu nhiều hơn 1-2 lần/đêm, bạn có thể bị bệnh tiểu đường hoặc đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Tiểu tiện thường xuyên là hệ quả của đường huyết cao bởi vì thận phải làm việc quá thời gian nhằm hấp thụ và lọc đường thừa.
Sau đó, thận lại phải nhận thêm lượng dịch tăng lên và tạo nhiều nước tiểu hơn để xử lý. Cũng có thể bạn đã uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Nếu tình trạng này tiếp diễn, hãy đi khám bác sĩ.
Bạn tỉnh giấc và không tài nào ngủ lại nổi
Nó có thể là: Hội chứng chồn chân (chân không yên – restless leg syndrome).
Nếu bạn cần duỗi tay duỗi chân thoải mái trước khi lên giường, rồi sau đó, vào giữa đêm, bạn đá vào người chồng/vợ bạn hoặc bị cảm giác thôi thúc phải dậy và di chuyển, bạn có thể mắc hội chứng rối loạn thần kinh có tên Hội chứng chồn chân. Winkelman giải thích: “Đó là cảm giác khó chịu, bứt rứt ở chân, chỉ có thể được xoa dịu tạm thời nhờ các chuyển động”.
Hội chứng này bắt nguồn từ sự bất thường của dopamine - một hoạt chất trong não liên quan tới kiểm soát vận động và tế bào thần kinh. Nó thường bắt đầu từ đầu giờ tối và lên tới đỉnh điểm vào giữa đêm, khiến bạn choàng tỉnh giấc.
Giống như hội chứng ngưng thở lúc ngủ, hội chứng chồn chân làm tăng nguy cơ bị suy tim và đột quỵ. Tin tốt là bệnh này có thể dễ dàng được khám và phát hiện ra cũng như kiểm soát bằng các loại thuốc kê đơn.