Đau bụng khi đói, ông bố trẻ bị ung thư dạ dày
Anh H. cho biết trước vào viện 2 tháng bệnh nhân thấy đau bụng thượng vị từng cơn, đau tăng khi đói. Sau xuất hiện nuốt nghẹn tăng dần, đầu tiện khi ăn sau thấy nghẹn khi cả uống nước, buồn nôn và nôn sau ăn no, đầy bụng chậm tiêu, gầy sút cân kèm có đại tiện phân đen từng đợt.
Tuy nhiên, anh ngại đi khám vì nghĩ rối loạn tiêu hóa và cũng với tâm lý khám bệnh thêm lo anh cố chịu chỉ đến khi có cảm giác nuốt nghẹn, gầy sút cân anh mới đến bệnh viện.
Khi vào viện, bác sĩ khám cho anh H. thấy bụng mềm không chướng, sờ thấy khối chắc vùng bụng thượng vị, phân sẫm màu, đau âm ỉ cột sống thắt lưng không lan, hạn chế nhẹ vận động cúi và xoay lưng.
Nội soi thực quản- dạ dày: U sùi loét tâm vị dạ dày chảy máu, gây hẹp đèn soi khó đi qua, đã bấm sinh thiết tổ chức u làm xét nghiệm mô bệnh học. Kết quả sinh thiết: ung thư biểu mô tuyến típ kém biệt hóa. Lúc này, bệnh ung thư dạ dày của anh H. đã di căn hạch ổ bụng, xương giai đoạn T4N1M1.
Các bác sĩ đã phẫu thuật mở thông dạ dày để nuôi dưỡng và tiến hành điều trị hóa chất, qua ba đợt điều trị hóa chất, tình hình bệnh của anh H. cải thiện rõ rệt.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Việt Hằng – Phó Giám đốc Trung tâm Nội soi Bệnh viện Đại học Y cho biết tại trung tâm nội soi của bệnh viện một tuần các bác sĩ gặp khoảng 8 – 10 bệnh nhân bị ung thư dạ dày trong đó có những bệnh nhân phát hiện khi ở giai đoạn muộn. Đáng chú ý, nhiều bệnh nhân còn trẻ bị đau bụng kéo dài, nôn ói mới đi kiểm tra thì đã phát hiện ung thư dạ dày.
Theo số liệu của WHO 2018, ung thư dạ dày tại Việt Nam đang xếp thứ 3 (chiếm 10%), sau ung thư gan, ung thư phổi với trên 17.500 ca mắc mới, trong đó có hơn 15.000 ca tử vong (chiếm 86%). Tỉ lệ tử vong lớn của bệnh ung thư dạ dày lớn. Có khoảng 90% bệnh nhân ung thư dạ dày ở Việt Nam đều phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn trễ, điều trị gặp nhiều khó khăn.
Nếu bạn gặp bất kỳ (hoặc kết hợp) những dấu hiệu và triệu chứng sớm của ung thư dạ dày dưới đây, tốt nhất nên kiểm tra với bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để loại trừ.
1. Thấy máu trong phân
Tuy đây có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày, nó cũng liên quan đến rất nhiều tình trạng khác không liên quan đến ung thư.
Tuy nhiên, nếu là ung thư dạ dày, máu có thể liên quan đến viêm do ung thư, và có xu hướng xuất hiện ở những giai đoạn muộn hơn của bệnh, mặc dù nó cũng có thể biểu hiện sớm hơn.
2. Bụng luôn đau
Các bác sĩ nói rằng khi bệnh nhân than phiền về đau bụng, họ thường nói về đau vùng thượng vị, tức là vùng ngay dưới vùng giữa đáy của khung xương sườn.
Đau ở vị trí đó có thể là do sự phát triển của khối u ung thư ở đâu đó trong dạ dày, mặc dù nó cũng có thể có hàng chục nguyên nhân khác, như rối loạn tiêu hóa, viêm túi thừa và thậm chí cả sỏi thận. Đau dai dẳng khá nhiều luôn cần đi khám bác sĩ, do đó, hãy hẹn khám nếu bạn bị đau bụng tái đi tái lại.
3. Không thực sự cảm thấy ngon miệng
Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là một điều cần chú ý, nếu bạn luôn là một người thích ăn uống và bây giờ đột nhiên mất hết hứng thú với việc ăn uống thì rất nên đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được kiểm tra.
Tuy nhiên, loét dạ dày cũng có thể gây chán ăn (không phải lúc nào cũng đau, đôi khi bạn không cảm thấy gì cả), nhưng loét cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày, do đó, bất kể là gì thì việc đi khám bác sĩ cũng là một ý tưởng thông minh.
4. Ợ nóng khủng khiếp
Ợ nóng rất phức tạp ở chỗ nó vừa có thể là dấu hiệu của ung thư (thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị) và cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư. Những người bị ợ nóng có thể bị loét đường tiêu hóa, nghĩa là họ có nhiều a-xít trong dạ dày, khiến họ có nguy cơ cao hơn bị ung thư dạ dày.
Ợ nóng có thể biểu hiện như cảm giác nóng rát, buồn nôn hoặc thậm chí là đau ngực, vì vậy không phải lúc nào cũng dễ chẩn đoán. Nếu bạn đã phải dùng thuốc kháng a-xít thường xuyên trong nhiều tuần, thì nên đi khám bác sĩ.
5. Sụt cân khi không cố giảm cân
Sụt cân là dấu hiệu của ung thư dạ dày một phần do mất cảm giác thèm ăn, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu độc lập cảnh báo bệnh, và sụt cân thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có điều gì đó không ổn; đặc biệt là trong một căn bệnh như ung thư dạ dày có thể không có triệu chứng đáng chú ý khác.
Giảm cân đáng kể cần rất nhiều nỗ lực, vì vậy nếu bạn thấy cân nặng giảm trong khi không hề cố gắng gì, thì đừng bỏ qua.
6. Khó nuốt
Nếu khối u dạ dày chèn ép vào thực quản, bạn có thể bị khó nuốt, với cảm giác thực phẩm bị kẹt trong cổ họng, hoặc có thể biểu hiện như ho hoặc nghẹt thở trong khi ăn uống.
Trong một số trường hợp, cũng có thể cảm giác như thức ăn bị đẩy ngược trở lại ngay sau khi ăn, và cũng lưu ý rằng ợ nóng có thể sẽ đi kèm với khó nuốt. Cho dù là gì thì nuốt là một phần thiết yếu của hoạt động sống ở người, vì vậy tốt nhất là hãy đi khám càng sớm càng tốt.
7. Cảm thấy no sớm hơn bình thường trong khi ăn
Đây thực sự là dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn muộn, nhưng đáng chú ý. No sớm (nghĩa là thấy no rất nhanh trong khi ăn) xảy ra khi cơ bụng không còn có thể đẩy thức ăn qua ruột đúng cách. Dạ dày bị giãn và người bệnh cảm thấy bị bội thực, trong khi thực tế chỉ là thức ăn không đi đâu cả.
Cảm giác no sớm này có thể do khối u gây ra, nhưng cũng có thể do tình trạng không ung thư gọi là dị cảm dạ dày, xảy ra khi một người có cảm giác có thứ gì đó cản trở dạ dày, nhưng việc chụp chiếu không cho thấy bất cứ điều gì.