Hơi thở có mùi
Khi bạn tự nhiên mắc chứng hôi miệng gây trở ngại lớn cho bạn trong quá trình giao tiếp và có thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ. Phần lớn những người bị hôi miệng mắc các bệnh về răng miệng như nướu răng, sâu răng, ung thư miệng, khô miệng và có mảng bám trên lưỡi.
Bạn cần phải đi khám sức khỏe ngoài ra việc nước súc miệng chỉ giúp bạn giảm mùi hôi phần nào chứ không giúp chữa khỏi hẳn bệnh.
Sâu răng
Khi bạn bị sâu răng là do có sự kết hợp của mảng bám, chất dính hình thành trên răng cùng với đường và tinh bột trong thức ăn tạo ra axit tấn công men răng. Khi có tuổi, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị sâu răng khi men răng bị mòn đi. Ngoài ra, tình trạng khô miệng do tuổi tác hoặc uống thuốc cũng có thể dẫn đến sâu răng.
Chính vì vậy ,biện pháp tốt nhất để bạn ngăn ngừa sâu răng là nên đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và đi khám răng định kỳ khoảng 4 – 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, để ngăn ngừa sâu răng bằng cách chú ý xây dựng bữa ăn lành mạnh, hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn đồ ăn nhẹ hay sử dụng đồ uống có nhiều đường.
Bệnh nướu răng
Nướu răng hay bệnh nha chu là một tình trạng nướu ở xung quanh răng bị nhiễm trùng. Thông thường bện này hay xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người sau 30 tuổi.
Khi gặp các triệu chứng của bệnh thường là hôi miệng, đỏ, sưng, đau hoặc chảy máu ở nướu, răng trở nên nhạy cảm hơn và cảm thấy đau khi nhai thức ăn.
Bạn có thể hạn chế bệnh này bằng cách kiểm tra răng miệng thường xuyên, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn ngừa bệnh nướu răng.
Răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm là một vấn đề phổ biến, xảy ra với hàng triệu người. Về cơ bản, bạn có thể cảm thấy mình bị ê buốt, đau hoặc khó chịu khi ăn đồ ngọt, ở trong không khí lạnh, ăn hoặc uống các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh khiến răng bị ê buốt khó chịu.
Khi bạn gặp vấn đề này với răng bạn cần phải đi kiểm tra ngay để điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.