Căng thẳng, lo âu
Một trong những biểu hiện thường thấy của những người đang gặp lo âu, căng thẳng chính là nghiến răng. Hầu hết, thói quen này không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên với cấp độ nặng thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho răng miệng.
Theo thời gian, nghiến răng gây ra áp lực làm răng nhanh chóng bị bào mòn, hư hỏng và dễ nhạy cảm, đau nhức. Thậm chí ở mức độ nặng, bạn có thể xuất hiện những tình trạng mỏi, căng cơ hàm và đau nhức khi nhai, nuốt ảnh hưởng đến việc ăn uống hằng ngày.
Đái tháo đường
Những người mắc bệnh tiểu đường nếu bị nướu đỏ, sưng, chảy máu răng cần đi kiểm tra sức khỏe, bởi đó là dấu hiệu lượng đường trong máu không ổn định.
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị viêm nha chu cao gấp 3 lần so với thông thường. Bên cạnh đó, những cơn đau tim, đột quỵ cũng có thể xuất hiện kèm theo các hiện tượng viêm, nhiễm ở nướu răng.
Rối loạn ăn uống
Sâu răng, lở loét, khô miệng, bệnh về nướu… xuất hiện có thể khi bạn chán ăn vì cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin B…
Bên cạnh đó, khi bị rối loạn ăn uống, bệnh nhân thường xuất hiện những căn bệnh dạ dày, tiêu hoá là do lượng axit ở các cơ quan này dâng cao và làm mòn men răng, biến đổi màu sắc và hình dạng răng.
Thiếu canxi, loãng xương
Nếu răng bạn đột nhiên bị lỏng, lung lay bất thường mặc dù đã qua tuổi thay răng thì đó chính là biểu hiện của tình trạng loãng xương. Theo Viện Quốc gia về Viêm khớp và Cơ xương, những người bị thiếu hụt canxi có thể dẫn đến tình trạng mất răng đột ngột gấp 3 lần so với thông thường.
Bởi vì răng là một bộ phận cần các khoáng chất, canxi để nuôi dưỡng và phát triển, nếu không có những dưỡng chất này, chúng sẽ dễ yếu và nướu răng cũng không đủ khỏe mạnh để giữ răng lại