Để nước cúng trên bàn thờ có ý nghĩa gì, nên để nước lã hay nước xôi?

05:06, Thứ năm 24/07/2025

( PHUNUTODAY ) - Nước cúng dâng lên bang thờ được coi là một cách các bạn xin lộc, thụ lộc từ tổ tiên, từ Phật, nó giống với cách các bạn thụ lộc hoa quả, bánh kẹo sau khi thắp hương ngày Rằm, mùng 1 hoặc các dịp lễ quan trọng.

1. Ý nghĩa của việc dâng nước cúng trên bàn thờ

Nước có đặc tính là tinh sạch, thuần khiết, thanh tịnh. Việc cúng nước trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật hay bàn thờ các chư vị thần linh là điều không thể thiếu.

Nước là tượng trưng của sự sống, là thứ mà con người ta dùng để thanh tẩy tạp chất, là trung tâm của sự tái sinh.

Việc để nước cúng trên bất kỳ ban thờ nào (thờ Phật, thờ đình, chùa, thờ gia tiên, thờ thần thánh..) đều muốn nhắc nhở chúng ta phải sống trong sạch, thanh tịnh như tính chất của nước vậy, tuyệt đối không được phân biệt sang – hèn, giàu – nghèo, khôn – ngu.

Nước thể hiện cho tài lộc, may mắn.

Nước đối với gia tiên còn là đồ ăn nước uống, thể hiện trần sao âm vậy.

Nước đối với phong thủy thần linh là tài lộc.

Trên ban gia tiên có thể thay nước bằng rượu.

Chính vì thế trong lễ cúng luôn có nước.

Nước thể hiện cho tài lộc, may mắn. (Ảnh minh họa)
Nước thể hiện cho tài lộc, may mắn. (Ảnh minh họa)

2. Nước cúng nên dùng nước lã hay nước đụn xôi để nguội?

Ta cần phải xét về hai khía cạnh sau:

Đối với Phật

Đối với Phật, nước thể hiện tâm thanh khiết, nước không phải dâng cho Phật uống, mà nước đặt lên bàn thờ Phật để Phật tử nhìn vào nghiệm lại mình, thấy được sự thanh tịnh trong đó không.

Thế nên, bàn thờ Phật thường dùng nước tinh khiết, nước lã, không nên dùng nước đun sôi để nguội, và đặc biệt không dùng nước trà, nước màu… để thể hiện sự thanh khiết ban đầu.

Tuy nhiên, với Phật thì nếu có đặt nước sôi cũng không có vấn đề, có thể dùng nước suối nước lã hoặc nước sôi.

Đối với bàn thờ gia tiên

Đối với bàn thờ gia tiên, bà cô ông mãnh, thần linh thì nước chủ yếu đại diện cho việc trần sao âm vậy, tức nước là đồ dùng để uống. Thế nên nước trên bàn thờ gia tiên có thể là nước trà, nước ngọt, nước màu, nước lọc.

Tuy nhiên theo dân gian quan niệm “ma uống nước lã” nên đa phần nhiều gia đình sẽ lấy nước lã tức nước chưa đun sôi để đặt lên ban thờ gia tiên và ban thờ thần linh.

3. Để mấy ly nước cúng trên bàn thờ?

Số lẻ là tượng trưng cho âm giới nên số lượng ly nước đặt trên kỷ nước là 3 hoặc 5.

Đối với gia đình có ban thờ rộng thì sẽ đặt kỷ ly có 5 ly nước, trong đó 3 ly nước ỏ giữa là tượng trưng cho lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh. Còn 2 ly ngoài sẽ để dâng cho ông bà tổ tiên, thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, lòng tôn trọng, thương nhớ về các đấng sinh thành của mình.

Với các kỷ ly có 3 ly nước thì ly giữa sẽ là ly thể hiện lòng thành kính với các chư vị thần linh còn 2 ly ngoài cùng để dâng lên cho tổ tiên, thể hiện sự tôn kính với người đã khuất.

Thường để 3 hoặc 5 ly nước cũng trên bàn thờ. (Ảnh minh họa)
Thường để 3 hoặc 5 ly nước cũng trên bàn thờ. (Ảnh minh họa)

4. Nước cúng trên bàn thờ có uống được không?

Nếu các bạn đang thắc mắc nước cúng trên bàn thờ có uống được không?

Thì câu trả lời ở đây hoàn toàn là CÓ, không kể bất cứ là ban thờ nào, dù là nước đi lễ ở đình – chùa hay chỉ đơn giản là nước cúng trên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên tại nhà.

Khi đi lễ đình, đền chùa con người ta thường dâng nước để cúng. Đặc biệt nếu đi chiêm bái được các thầy, sư chùa trì chú, phù phép thì càng nên xin nước đó về để uống bởi loại nước đó gửi gắm năng lượng bình an, công phu tu tập của mình vào trong đó mà tự dưng chai nước đó sẽ có tác dụng.

Với nước cúng trên ban thờ gia tiên, ban thờ Phật cũng tương tự như vậy. Dù đó là nước các bạn chủ động dâng lên để xin lộc hoặc nước các bạn dâng lên theo đúng lễ nghi thì cũng đều xin để uống được, đây được coi là một cách các bạn xin lộc, thụ lộc từ tổ tiên, từ Phật, nó giống với cách các bạn thụ lộc hoa quả, bánh kẹo sau khi thắp hương ngày Rằm, mùng 1 hoặc các dịp lễ quan trọng.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Mỹ Dạ