1. Tránh xa lòng tham
Có một câu nói rằng: “Nếu mọi người đều từ bỏ lòng tham và sống một cuộc sống bình an, lương thiện thì không ai có thể cướp đi tiền bạc của người khác và phá hoại gia đình mình.”
Đạo Phật đã giải thích rõ ràng về “tham”, tức là sự không hài lòng với thực tại và có xu hướng lợi dụng người khác. Những người quá tham lam có thể tạm thời thu về một chút lợi nhuận, nhưng cuối cùng họ sẽ không thể tránh khỏi nghiệp chướng. Theo Phật giáo, vận mệnh của mỗi người đã được định đoạt từ khi sinh ra, thông qua “tử vi” của họ.
Vì phúc đức mà một người có thể nhận được đã được định sẵn, nên cho dù họ có đạt được những thứ không thuộc về mình bằng những thủ đoạn thấp hèn, thì rất có thể họ sẽ không thể tránh khỏi tai họa.
Dù sinh ra trong hoàn cảnh nào, bạn cũng nên kiềm chế lòng tham của mình. Trong cuộc sống, chúng ta cần học cách “buông bỏ”, như người ta thường nói “thuận theo tự nhiên”; nếu không, bạn sẽ phải chịu đựng những hậu quả không mong muốn.
2. Tránh xa sự tức giận
Khi đối mặt với những điều không như ý, cơn tức giận có thể khiến bạn mất đi lý trí, trở nên bốc đồng và không thể chịu đựng được áp lực từ hoàn cảnh. Trong “Kinh Hoa Nghiêm”, có câu: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, có nghĩa là: Khi sân hận dâng lên, hàng ngàn chướng ngại sẽ xuất hiện.
Phật giáo cho rằng “giận dữ” là nguồn gốc của địa ngục. Khi ai đó tức giận, họ như đang bước vào địa ngục, không chỉ làm tổn thương người khác mà còn tổn thương chính bản thân mình. Do đó, nếu bạn để cho cơn giận chi phối, phúc báo của bạn sẽ ngày càng giảm đi.
Không ai có thể sống một cuộc sống hoàn toàn bình yên. Mọi người đều phải đối mặt với những khó khăn hoặc nỗi đau. Những ai mất bình tĩnh khi gặp khó khăn chắc chắn sẽ đẩy lùi phúc lành và vận may đến với mình.
3. Tránh xa sự kiêu ngạo
Từ xưa, những người quá kiêu ngạo thường không có kết cục tốt đẹp. Có một câu tục ngữ rằng: “Thiên cuồng tất hữu vũ, nhân cuồng tất hữu họa”, nghĩa là trời nổi bão sẽ có mưa, còn con người quá kiêu căng sẽ tự rước họa vào thân. Vì vậy, trong giao tiếp và ứng xử, bạn không nên tự cao tự đại, cho rằng mình là nhất mà xem thường người khác.
“Cây cao vượt rừng gió sẽ dập, chim bay tách đàn chịu súng săn.” Nếu bạn kiêu ngạo, chắc chắn sẽ đắc tội với người khác và tai họa sẽ đến bất cứ lúc nào.
4. Tránh xa sự ghen tị
Sự ghen tị giống như một con dao sắc bén, có thể dễ dàng biến thành hận thù. Làm sao một người luôn cho rằng người khác có lỗi với mình lại không tạo ra nghiệp?
Ghen tị xuất phát từ việc không có tư tưởng rộng lượng và thiếu lòng bao dung với người khác. Nếu một người sống trong sự ghen tị lâu dài, họ sẽ mất đi phúc lành và tạo ra nhiều nghiệp chướng hơn. Hãy tránh xa bốn điều tổn hại âm đức này để có một cuộc sống an lành và tốt đẹp.