Đi lấy củi, hai chị em gái ăn nhầm lá ngón tử vong

08:15, Thứ bảy 23/07/2011

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hai chị em rủ nhau vào rừng lấy củi, trong lúc khát nước hai bé gái hái lá rừng ăn thì lăn ra bất tỉnh. Khi được người dân phát hiện thì hai em đã tử vong.

(Phunutoday) - Hai chị em rủ nhau vào rừng lấy củi, trong lúc khát nước hai bé gái hái lá rừng ăn thì lăn ra bất tỉnh. Khi được người dân phát hiện thì hai em đã tử vong.
 
Hai bé gái ăn nhầm lá ngón dẫn đến tử vong là cháu Hạ Y Hoa (SN 2002) và em gái Hạ Y Pìa (SN 2000), cùng trú bản Đổng Dưới, xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn).

Trước đó vào chiều ngày 9/7/2011, hai cháu Pìa và Hoa vào rừng lấy củi rồi hái lá rừng để ăn. Do còn ít tuổi, chưa phân biệt được loại lá cây độc hại nên hai cháu đã hái nhầm [[ lá ngón ]]ăn. Sau khi ăn, hai chị em nằm bất tỉnh trong rừng. Khi người dân lên rẫy phát hiện hai cháu Hạ Y Hoa và Hạ Y Pìa bị ngộ độc nặng trên rừng, đưa về cấp cứu thì đã quá muộn.- Tin trên Dân Trí cho biết.

Lá ngón mọc xen lẫn lá cây rừng, khiến hai em gái tử vong vì ăn nhầm.
Lá ngón mọc xen lẫn lá cây rừng, khiến hai em gái tử vong vì ăn nhầm.(Ảnh minh họa)

Theo kết quả khám nghiệm cho thấy, trước khi tử vong hai cháu đã hái ăn một số trái cây và lá cây rừng, trong đó có lẫn lá ngón.-  cơ quan chức năng xã Tân Sơn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An Kết cho biết.

Trước đó, ngày 20/9/2010 nhóm 5 công nhân trong nhóm thi công giao thông tại Đăk Long, huyện Kon Plông (Kon Tum) ăn món canh nấu bằng rau rừng nhầm lá ngón đã ngã ra bất tỉnh.

Cả năm nạn nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, vật vã, trụy tim mạch. Chẩn đoán ban đầu nghi ngờ do [[ngộ độc thực phẩm]].

Dù được cấp cứu tích cực nhưng hai trong số các bệnh nhân không qua khỏi. Ba công nhân còn lại vẫn phải nằm viện để theo dõi nhưng đã qua cơn nguy kịch.

Điều tra dịch tễ của trung tâm y tế dự phòng địa phương cho thấy, nguyên nhân gây ngộ độc là do món lá ngón được phát hiện trong phần canh thừa.

Nhận dạng cây lá ngón và biểu hiện ngộ độc

Cây lá ngón, còn gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn v.v., có danh pháp khoa học là Gelsemium elegans, trước đây được phân loại trong họ Mã tiền (Loganiaceae), nhưng từ năm 1994 đến nay được cho là thuộc họ mới là họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae).

Là một loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12 m khá phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam. Nó được tìm thấy trong các cánh rừng rậm và dày ở cao độ từ 200m đến 2.000m. Thân cây có khía. Cành non màu xanh lục nhạt không có lông. Cành già màu xám nâu nhạt. Lá mọc đối, không lông, hình trứng hay hình trứng mũi mác, đầu nhọn, mép nguyên, xanh nhẵn bóng, mép lá nguyên, dài 7-12 cm. Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Năm cánh hoa màu vàng, tràng hoa hình phễu, ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 11-12.

Quả là dạng quả nang, hình thon elíp hay hình trứng, dài 1-1,4 X 0,6-0,8 cm, nhẵn không lông, màu nâu. Hạt nhỏ cỡ 0,5 cm, dạng từ hình elíp tới hình thận, màu nâu nhạt, phần giữa có lông, có diềm cánh mỏng xung quanh giúp phát tán theo gió. Là loài cây ưa sáng nên thường mọc chỗ đất trống, bìa rừng, ven đường.

Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Ở Việt Nam và Trung Quốc, nó được coi là một trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuốc độc bảng A), một số người cho rằng chỉ cần ăn ba lá là đủ chết người.

Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

  • Linh Ngân (Tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc