Dở khóc dở cười chuyện học lệch, học chuyên

06:35, Thứ năm 19/05/2011

( PHUNUTODAY ) - Ngay từ lúc bước vào lớp 10, nhiều học sinh bắt đầu ý thức với khối học của mình và chính trong các nhà trường đều có phân chia thành lớp chuyên, lớp chọn. Tuy nhiên, hiện nay vì học chuyên, học chọn nên đến kỳ thi tốt nghiệp phổ thông nhiều học sinh đang dở khóc, dở cười với hệ quả từ sự học đó.


Mô tả ảnh.
Khi nào mỗi cá nhân người học nhận thấy mình phải học cái gì, học để làm gì, khi đó hai chữ “giáo dục” mới thật sự đúng nghĩa.

Trường chuyên, lớp chọn vẫn sợ rớt tốt nghiệp

Là một học sinh chuyên Văn của một trường chuyên  có tiếng như Phan Bội Châu( Nghệ An) nhưng Nguyễn Khánh Chi học sinh lớp 12C1 vẫn đang hì hục ngày đêm cày các môn thi tốt nghiệp. Bởi theo Chi: Chủ quan là chết nên em cứ làm quả chắc là thi đỗ tốt nghiệp đã. Còn thi đại học thì để sau... Chứ lâu nay em đã không để tâm với chuyện học đều các môn mà chỉ tập trung ôn thi ba môn Văn, Sử, Địa. Từ ngày biết các môn thi tốt nghiệp nên mới bục mặt học ôn.

Không phải riêng gì em Chi mà đó là câu chuyện đầy bi kịch của đa số học sinh học lớp chọn hiện nay. Điều kỳ lạ, bởi lâu nay ta cứ tưởng học trường chuyên, lớp  chọn  thì không phải sợ gì với chuyện thi tốt nghiệp. Thế nhưng hiện nay học sinh trường chuyên, lớp chọn đang bục mắt học để thi tốt nghiệp vì hệ lụy từ việc học chuyên nhưng thi lại không chuyên.

Khối C.  vắt đầu nhớ từng công thức

Nguyễn Hoài Thu học sinh lớp 12C1 Trường Phổ thông Chuyên ban Thanh Chương I tâm sự: Với khối A ôn thi những môn thi tốt nghiệp dễ hơn nhiều. Bởi học khối A khi ôn thi môn văn, Sử chỉ cần học thuộc tác phẩm, sự kiện là có thể tán, bình ngon. Chứ khối C không thuộc, không đúng là coi như đứt. Nên thôi phải dài cổ ra mà ôn.

Nhiều khi thuộc công thức nhưng thi lại không ứng dụng được để làm bài tập thì coi như vô ích... Nói chung là học khối C thi tốt nghiệp vất lắm.

Còn Nguyễn Thanh Nga học sinh lớp 12C Trường Phổ thông chuyên Vĩnh Phúc nói: Học sinh khối C như chúng em lâu nay chểnh mảng trong việc học những môn Toán Lý... nay ôn lại khó vào lắm. Có nhiều công thức phải ghi tận hai mươi lần rồi mà vẫn chưa nhớ. Nói chung là do bản thân học lệch mới khổ.

Quả thật cứ đến dịp tháng tư, tháng năm về thì nhiều học sinh lại phải quay cuồng, thức khuya dậy sớm để ôn thi. Bởi trước mắt họ đang phải đối mặt với hai kỳ thi. Với học sinh khối C thì việc thi càng trở nên nặng nề bởi xưa nay họ quen với học lệch nhưng thi lại không lệch.


Nhiều học sinh đều cho rằng lỗi tại bản thân mình. Nếu như trước đây mình để tâm một chút thì đâu đến nỗi vất như thế này. Cứ mải mê học lệch nay rơi vào bi kịch. Với em Nguyễn Thị Thanh Hằng học sinh lớp 12C chuyên Sử Trường Phổ thông chuyên Hưng Yên tâm sự: Chỉ cần môn Toán em được điểm 5 là đủ, coi như kỳ thi tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Nếu môn Toán không qua điểm 5 thì em có nguy cơ...

Lâu nay tưởng chừng như những cải cách giáo dục: Từ khâu cải tiến sách giáo khoa, cắt giảm chương trình tới công tác thi cử... nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh trung học. Thế nhưng cứ sắp đến mỗi kỳ thì học sinh lại méo mặt với chuyện thi. Sự học lệch để thi đại học và chuyện học đều để  thi tốt nghiệp đang khiến cho học sinh phải đau đầu suy nghĩ. Nếu không lệch thì không đỗ còn lệch nguy cơ không đỗ cả hai. Càng suy nghĩ lại nền giáo dục nước nhà ta không khỏi băn khoăn bởi cách học cách thi của học sinh hiện nay.

Bốn năm về trước Bộ giáo dục đang ý định gộp hai kỳ thi phổ thông và thi đại học vào một nhưng không biết bao giờ mới thực hiện?. Tuy nhiên, càng ngẫm nghĩ ta lại thấy có nhập hay tách thì cũng mới chỉ giải quyết phần ngọn của hiện tượng mà chưa bỏ phần gốc. Bởi Khi nào mỗi cá nhân người học nhận thấy mình phải học cái gì, học để làm gì, khi đó hai chữ “giáo dục” mới thật sự đúng nghĩa.

(Theo Tamnhin.net)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc