Đối tác Trung Quốc đã từng 'lật lọng'

07:12, Thứ tư 28/08/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Như chúng ta đã từng thấy, nông dân cứ rơi vào cảnh được mùa thì mất giá. Chính phủ đã có những giải pháp nhưng cơ chế còn bất cập nên giá không lên được. Đây là một rủi ro hợp đồng.

Hiện nay tình trạng nông dân bỏ ruộng ngày càng tăng vì giá lúa gạo trong nước quá rẻ. Nông dân chịu tình cảnh bị ép giá từ thương lái mà vẫn mang tiếng được hưởng lợi từ chính sách tạm trữ lương thực. Thực chất số tiền hàng trăm tỷ đồng được Chính phủ bung ra cứu nông dân lại bị mua bán, chia phần quota ở các doanh nghiệp trong Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) còn người nông dân vẫn hứng mũi, chịu sào với cái nghèo. Chúng tôi có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế về câu chuyện này.

PV: - Thưa ông, trong khi giá lúa gạo thu mua của người nông dân đang rất rẻ, đến mức 3 kg thóc không bằng 1kg ốc bươu vàng thì Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) lại thông báo, bị hủy hợp đồng lớn nhất từ trước tới nay khiến nhiều người lo ngại, người nông dân khó lại càng khó. Tình trạng tương tự đã xảy ra khi lúa gạo xuất khẩu Việt Nam rớt giá, duy trì ở mức thấp nhất trên thế giới. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng "việc nào khó có nông dân", lỗ đâu nông dân chịu đang xảy ra hiện nay?

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong: Việc các doanh nghiệp kêu ế thêm hàng triệu tấn gạo như một gáo nước lạnh dội vào người nông dân. Như chúng ta đã từng thấy, nông dân cứ rơi vào cảnh được mùa thì mất giá. Chính phủ đã có những giải pháp nhưng cơ chế còn bất cập nên giá không lên được. Đây là một rủi ro hợp đồng. 

Giá thấp cũng vì chất lượng vừa phải. Hiệp hội lương thực với công tác phối hợp chống bán phá giá còn rất nặng nề. Công tác mua trữ, điều phối của VFA còn nhiều bất cập khiến cho việc tăng mua trữ không có lợi cho người dân. 

Việc bị từ chối hợp đồng nhất là đối với các đối tác Trung Quốc như một mánh khóe để ép giá đã từng xảy ra. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều trường hợp doanh nghiệp Trung Quốc yêu cầu người nông dân của mình trồng sắn rồi chặt ra khoảng 30 cm phơi khô đế xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng sau đó họ lật lọng không mua hàng thì người nông dân phải chịu. Còn việc xuất khẩu gạo ế thì cần xem xét có đúng là doanh nghiệp than thở hay không.

PV: - Vai trò kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc VFA ở đây phải được hiểu như thế nào khi luôn duy trì giá lúa gạo xuất khẩu ở mức thấp,  ký hợp đồng bị hủy mà không được bồi thường? Và trách nhiệm về việc kinh doanh yếu kém đó lẽ ra phải thuộc về ai, thưa ông? Về phía cấp quản lý, đơn vị nào sẽ đứng ra xem xét và xử lý vấn đề này?

TS Nguyễn Minh Phong: Nếu hợp đồng không đủ mạnh họ sẽ hủy cam kết để mua được giá rẻ hơn. Các doanh nghiệp trong VFA yếu kém thì cũng không hẳn do lỗi của hiệp hội vì hiệp hội chỉ là nơi tư vấn cho các doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hiệp hội có thể thay mặt doanh nghiệp khởi kiện đòi bồi thường. Xem xét kỹ, thứ nhất trong hợp đồng giữa hai bên ký có điều khoản hay không, các doanh nghiệp ký rất lỏng, chúng ta phải rút kinh nghiệm phải có cơ chế, chế tài. Đây là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt chung chứ không riêng gì xuất khẩu lúa gạo.

Chính sách tạm trữ lúa gạo đã đi chệch mục tiêu?

Theo tôi trong những trường hợp này, Nhà nước cần có tính toán để tăng dự trữ, phát triển được thị trường mới ngoài những thị trường cũ. Người nông dân mình cũng không rõ họ đã bán hết chưa. Nếu người nông dân bán hết rồi mà gạo chưa xuất khẩu đi được thì doanh nghiệp mới là người chịu thua lỗ. Hiện nay, người xuất khẩu có cơ chế kiểu khác.

Xuất khẩu lại cạnh tranh nhau giữa các doanh nghiệp, liệu pháp điều phối. Đã đến lúc điều chuyển sản xuất chất lượng thấp sang sản xuất chất lượng cao để mong giá cao hơn.

PV: - Dù kinh doanh yếu kém nhưng những doanh nghiệp thuộc VFA lại có những ưu đãi hơn hẳn những doanh nghiệp tư nhân do những yêu cầu khắt khe của Bộ Công thương về bến bãi.... Họ cũng được hưởng lợi từ chính sách tạm trữ lúa gạo. Liệu có thể đặt vấn đề "lợi ích nhóm" đang chi phối hoạt động xuất khẩu lúa gạo không, thưa ông? Và nếu như vậy, để có sự bình đẳng trong xuất khẩu lúa gạo, người nông dân có nhiều cơ hội lựa chọn để không bị ép giá đến mức phải bỏ ruộng thì việc cần làm là gì? Nếu nhất định không nhìn ra vấn đề đó thì hậu quả sẽ thế nào thưa ông?

TS Nguyễn Minh Phong:  Vấn đề lợi ích nhóm thì tôi cũng chưa có bằng chứng cụ thể nên không vạch rõ được. Tuy nhiên, có một thực tế xảy ra hiện nay là một số doanh nghiệp không có thị trường, không có kho nhưng vẫn được cấp quota dự trữ lúa gạo trong khi một số doanh nghiệp có thị trường, có bến bãi thì không được cấp quota dự trữ. Điều này cho thấy bất cập của công tác dự trữ lứa gạo, vai trò điều phối của VFA trong chia quota tạm trữ lương thực. Thực ra, các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo đều nằm trong VFA nên cũng cần xem xét lại cơ chế này để tránh lợi ích nhóm. Việc giao tiền cho VFA toàn quyền quyết định thu mua tạm trữ lương thực cần xem xét lại.

Đó cũng là một nguyên nhân khiến người nông dân không được quyền lựa chọn để tiêu thụ chính sản phẩm của mình tạo nên sự bất bình đẳng. Sự bất bình đẳng này trước hết nó không công bằng cho các doanh nghiệp trong lợi ích của môi trường kinh doanh những doanh nghiệp không nằm trong VFA có điều kiện cũng không được thu mua và xuất khẩu. VFA phân chia tiền mua tạm trữ còn thiên lệch nhiều tạo tình trạng đội giá trung gian, mua bán quota, không thực hiện được mục tiêu mà chính phủ mong muốn là hỗ trợ người nông dân. Điều này đi sai mục đích của Chính phủ là đổ tiền cho các doanh nghiệp thu mua lúa gạo giúp người nông dân nhưng cuối cùng người nông dân vẫn chịu thiệt thòi nhất, nghèo vẫn hoàn nghèo. Chính điều này gây ra tình trạng chung hàng nông sản luôn bị ép, bị bán giá rẻ trong thời gian qua. 

PV: - Trong trường hợp này, các doanh  nghiệp hủy hợp đồng gạo của Việt Nam đều là doanh nghiệp Trung Quốc. Theo dự báo, Trung Quốc sẽ là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nếu cứ theo cách làm như hiện nay, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ phải gặp những vấn đề gì? Người ta lo lắng rằng, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ bị phụ thuộc vào Trung Quốc, ông đánh giá như thế nào về ý kiến này? Quan điểm của ông như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong: Xử  lý điều này không khó, do các doanh nghiệp của mình có muốn làm hay không. Nếu cứ để tình trạng như hiện nay xảy ra thì việc xuất khẩu gạo của nước ta sẽ thua xa Thái Lan. Chúng ta nên tập trung sản suất những điểm có chất lượng cao để dễ dàng xuất khẩu. Còn bắt buộc khi xuất khẩu trong các điều khoản hợp đồng để tránh tranh chấp thì hợp đồng phải làm rõ cơ chế đặt cọc dù họ có bỏ mình vẫn có tiền mà bù lại. Thứ hai, các cơ quan đàm phán mang tính chất hiểu luật quốc tế để tránh tình trạng không tốt không trả.

Còn việc xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ bị phụ thuộc vào Trung Quốc, cái này thì tôi không hiểu họ nói như thế nào nhưng Trung Quốc đâu phải là thị trường của riêng mình. Chúng ta xuất khẩu đi các nước khác như Philippines, châu Phi cũng rất nhiều. Chính vì thế, để tránh lệ thuộc vào Trung Quốc, chúng ta nên đa dạng hóa thị trường và chống độc quyền trong xuất khẩu lúa gạo, nên tạo cơ chế mở cho các doanh nghiệp bình đẳng tham gia sản xuất và xuất khẩu.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc