Đóng BHXH dưới 3,5 triệu đồng, rút chế độ 1 lần được bao nhiêu?

15:13, Thứ hai 17/04/2023

( PHUNUTODAY ) - Hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ tháng 4.2014 đến tháng 11.2016, mức lương đóng là 2,9 triệu đồng/tháng. Tháng 12.2016 - tháng 3.2019 là 3,2 triệu đồng/tháng. Từ tháng 4.2019 - 10.2021 mức lương đóng là 3,5 triệu đồng/tháng. Vậy tôi rút BHXH 1 lần được bao nhiêu?

Đóng BHXH từ tháng 4.2014 đến tháng 11.2016, mức lương đóng là 2,9 triệu đồng/tháng. Tháng 12.2016 - tháng 3.2019 là 3,2 triệu đồng/tháng. Từ tháng 4.2019 - 10.2021 mức lương đóng là 3,5 triệu đồng/tháng.

Cách tính BHXH 1 lần như sau:

1. Thời gian tham gia BHXH: 7 năm 7 tháng.

- Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 7 năm 7 tháng.

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

2.1. Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:

- Giai đoạn đóng từ tháng 4.2014 đến tháng 12.2014: Thời gian 9 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 2.900.000 đồng.

2.900.000 x 1.23 x 9 = 32.103.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2015 đến tháng 12.2015: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 2.900.000 đồng.

2.900.000 x 1.23 x 12 = 42.804.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2016 đến tháng 11.2016: Thời gian 11 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 2.900.000 đồng.

2.900.000 x 1.19 x 11 = 37.961.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 12.2016 đến tháng 12.2016: Thời gian 1 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.200.000 đồng.

3.200.000 x 1.19 x 1 = 3.808.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2017 đến tháng 12.2017: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.200.000 đồng.

3.200.000 x 1.15 x 12 = 44.160.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2018 đến tháng 12.2018: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.200.000 đồng.

3.200.000 x 1.11 x 12 = 42.624.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2019 đến tháng 3.2019: Thời gian 3 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.200.000 đồng.

3.200.000 x 1.08 x 3 = 10.368.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 4.2019 đến tháng 12.2019: Thời gian 9 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.500.000 đồng.

3.500.000 x 1.08 x 9 = 34.020.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2020 đến tháng 12.2020: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.500.000 đồng.

3.500.000 x 1.05 x 12 = 44.100.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2021 đến tháng 10.2021: Thời gian 10 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.500.000 đồng.

3.500.000 x 1.03 x 10 = 36.050.000 đồng.

- Tổng tiền đóng BHXH = 32.103.000 + 42.804.000 + 37.961.000 + 3.808.000 + 44.160.000 + 42.624.000 + 10.368.000 + 34.020.000 + 44.100.000 + 36.050.000 = 327.998.000 đồng.

2.2. Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 3.604.374 đồng.

images (44)

3. Mức hưởng BHXH 1 lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi:

3.604.374 x 8 năm x 2 = 57.669.984 đồng.

Tổng tiền BHXH 1 lần bạn đọc được nhận là 57.669.984 đồng.

Lưu ý, BHXH 1 lần đã được tính hệ số trượt giá.

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:

"Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu....

Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;..."

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn nghỉ việc từ tháng 4/2017 đến nay (năm 2018) và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm bạn có thể căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP đợi tới thời điểm đủ ít nhất là một năm kể từ ngày bạn nghỉ việc để làm thủ tục rút bảo hiểm một lần.

1.2 Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm, cụ thể có hai mốc tính như sau:

"2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;"

Mức hưởng = 1,5 x số năm đóng BHXH trước 2014 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Mức hưởng = 2 x số năm đóng BHXH từ năm 2014 x Mức lương bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Các trường hợp khác:

Điều 19 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc quy định về mức hưởng như sau:

- Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm:

"2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

- Trường hợp có tháng lẻ:

"4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần."

- Trường hợp có thời gian đóng BHXH tự nguyện và bắt buộc

"3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:

Số tiền nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i x tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước tại tháng i"

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc