Trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước, nước ta đã trải qua rất nhiều thăng trầm và sự thay đổi mang tính chất lịch sử. Rất nhiều triều đại thành lập rồi suy tàn, đều là những bước ngoặt vô cùng quan trọng. Vậy bạn có biết dòng họ nào có nhiều người làm vua nhất trong lịch sử Việt Nam hay không?
Kỷ nguyên độc lập của nước ta bắt đầu từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền đứng đầu. Sau đó 1 năm, Ngô Quyền lên ngôi, nhà Ngô bắt đầu. Ông trở thành vị vua nước Việt đầu tiên trong kỷ nguyên độc lập của nước ta.
Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) chính là hoàng đế đầu tiên của nước ta trong kỷ nguyên độc lập. Theo đó, ông là vị vua thứ 3 trong sử Việt xưng đế sau Mai Hắc Đế và Lý Nam Đế.
Theo thống kê sử sách, Nhà Hậu Lê (1428-1789) là triều đại có nhiều người làm vua nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tính tổng cộng, triều đại này có tất cả 28 vua trị vì. Như thế, họ Lê có nhiều người làm vua nhất lịch sử nước ta với 31 người (bao gồm cả Tiền Lê và Hậu Lê).
Theo sử sách ghi lại, họ Lê Việt Nam là một trong những dòng họ đặc trưng của dân tộc Lạc Việt, dòng họ này định cư ở đất Thanh Hóa và Ninh Bình từ rất lâu. Nhất là các vị vua và danh nhân mang họ Lê, những vị thủy tổ của nhiều chi phái họ Lê ở nước ta đều xuất xứ trên đất Lạc Việt, không có ai xuất xứ từ Trung Quốc. Sử sách ghi lại, Việt Nam chỉ có một dòng họ Lê duy nhất, chiếm khoảng 11-15% dân số (theo trang Họ Lê Việt Nam).
Còn nhà Đinh và nhà Hồ được ghi nhận là 2 triều đại có ít vua nhất trong kỷ nguyên độc lập (chỉ có 2 người). Trong đó, triều đại Hồ có thời gian tồn tại ngắn nhất trong lịch sử (7 năm).
Như vậy, có tất cả 82 người từng làm vua nước Việt trong kỷ nguyên độc lập, gồm: nhà Ngô (3 vua), nhà Đinh (2), Tiền Lê (3), Lý (9), Trần (13), Hồ (2), Hậu Lê (28), nhà Mạc (6), Tây Sơn (3), Nguyễn (13).