Nhận lời mời và tới với "tay không"
Người ta nói có đi có lại mới toại lòng nhau. Do đó khi được ai đó mời ăn cơm và bạn tham dự thì đừng tới với tay không. Bạn cũng nên có chút gì đó đóng góp cho người mời cơm chứ. Đôi khi là một món quà nhỏ, đôi khi sẽ là một món ăn góp thêm cho vui. Cách này vừa để bạn không cảm thấy "nợ" vừa khiến gia chủ cảm thấy được trân trọng. Điều đó sẽ giúp cho mối quan hệ đôi bên được lâu dài hơn.
Dẫn theo người khác mà không cho chủ nhà biết trước
Nếu họ mời mình bạn mà bạn dẫn theo người khác không báo trước sẽ làm gia chủ bỡ ngỡ và bối rối vì không kịp chuẩn bị thêm đồ ăn, không chuẩn bị tiếp đón người kia. Việc tự ý rủ thêm người khác đi cùng là một hành động thiếu lịch sự thiếu tế nhị. Do đó nếu muốn dẫn thêm người đến một buổi tiệc, nên xin phép trước chủ nhà hoặc bạn nên nói trước với họ xem thái độ họ thế nào.
Chê bai bữa ăn
Món ăn có thể phù hợp khẩu vị của bạn hoặc không. Bạn nên biết đôi khi tấm lòng, công sức của người nấu quan trọng hơn việc bạn cảm thấy ngon không. Đừng nói những lời phủ nhận chê bai về bữa ăn đó. Những lời chê bai thể hiện việc bạn thiếu thông cảm thấu hiểu người khác. Hơn nữa chủ nhà lần sau sẽ không muốn mời bởi họ sẽ bị tổn thương.
Dùng điện thoại trong bữa ăn
Việc dùng điện thoại trong bữa ăn nên tránh trừ khi có việc gấp, nên nhanh chóng trở lại bữa ăn. Việc bạn tập trung vào trò chuyện với người ngồi đối diện quan trọng hơn là nhận lời mời của họ, ngồi ăn cùng họ nhưng tâm trí lại tập trung vào điện thoại. Điều đó rất vô duyên và khiến cho bữa ăn trở nên rời rạc, thiếu gắn kết.
Nói nhiều về bản thân mình
Khi tới nhà họ, khi nhận lời mời của họ bạn nên chú ý trong cách trò chuyện. Đây không phải là lúc bạn thể hiện bản thân mình. Việc bạn nói quá nhiều về bản thân, lại còn khoe khoang về bản thân sẽ khiến người khác cảm thấy bạn không lắng nghe và tế nhị gì. Do đó nên nghe nhiều hơn nói thì sẽ hay hơn. Học cách lắng nghe quan trọng hơn học cách nói.